Được tạo bởi Blogger.
RSS

Triết học duy nghiệm thực dụng và khoa học

     Như vậy, tôi đang quay lại vấn đề của sự liên minh giữa (một bên là] triết học duy nghiệm thực dụng và một bên là khoa học để chống lại một triết học về những chân lý lẫn những nguyên tác được cho là đứng cao hơn bất kỳ chân lý và nguyên tắc nào có thể được chứng minh bằng những phương pháp duy nghiệm của khoa học, và đồng thời cũng đề chống lại quyền uy giáo điều, tập tục, lề thói rập khuôn và sức ép từ hoàn cảnh trước mắt. 

Triết học duy nghiệm thực dụng và khoa học

    Khoa học được vận dụng vào lĩnh vực giáo dục có ít giúp xác định chắc chắn những sự kiện thực tế, và có thế khái quát trên cơ sở của các mối quan hệ nhân quả. Khoa học tự nó không thể tự định giá trị của hệ quá ngay cả hệ quả từ sự vận dụng tốt đẹp nhất những phương pháp kinh tế hiệu quả xét như là nguyên nhân của kết quả được . Hệ quả phải được đánh giá dưới ánh sáng của những gì chúng ta nhận thức về những vấn đề xã hội, những điều ác và những nhu cầu xã hội. Không có sự nhận thức về những điều kiện có thực và những mối quan hệ nhân quả thì mọi giá trị được đặt ra như là mục đích đều là những lí tưởng suông hiểu theo nghĩa trong đó “lý tường” nghĩa là không tưởng, không có phương tiện để thực hiện lý tưởng ấy.
Tôi sẽ đề cập hai hoặc ba vấn đề trong đó triết học và khoa học có nhu cầu hợp tác đặc biệt mật thiết. Bởi vì phương pháp khoa học phụ thực vào những kinh nghiệm được kiểm soát trực tiếp bằng thực nghiệm, cho nên mọi sự vận dụng quan điểm khoa học vào trong triết học sẽ nhấn mạnh nhu cầu về loại kinh nghiệm như thế trong nhà trường, xét như đối lập lại với sự đơn thuần sờ đắc kiến thức được làm sẵn và được cung cấp biệt lạp với kinh nghiệm của học sinh. Cho đến nay, sự hợp tác đó sẽ phù hợp với điều được gọi là trào lưu “tiến bộ” trong giáo dục. Nhưng sự hợp tác này sẽ là một sự ảnh hưởng góp phần chống lại mọi khuynh hướng có thế diễn ra trong nền giáo dục tiến bộ ấy là sự coi nhẹ tầm quan trọng của tính liên tục của kinh nghiệm được tạo ra và tầm quan trọng của sự tổ chức. Nếu khoa học giáo dục trên nền tảng của chính nó và nhân danh bản thân nó không đề cao nội dung chửa đựng trong nó triển vọng và sức mạnh của sự tăng trưởng liên tục theo hướng có tổ chức, khi ấy khoa học giáo dục sẽ phản bội ngay chính lập trường được coi là mang tính khoa học của nó. Trong khi hợp tác với một triết học giáo dục, khoa học giáo dục có thế đem lại sự giúp đỡ vô giá ấy là đảm bảo sao cho nội dung được chọn phải phát triển tăng tiến đi tới sự hình thành những thải độ nhận thức về thế giới trong đỏ học sinh và người thầy đang sống và đi tới sự hình thành những kiểu mục đích, ham muốn và hành động sẽ giúp cho học sinh đối phó hiệu quả với những điều kiện xã hội.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS