Giống như vật liệu của sự phát triển đích thực là vật liệu của các mối tiếp xúc và liên kết con người, cũng vậy, mục đích, giá trị làm thành tiêu chuẩn và cái hướng dẫn chi đạo công việc giáo dục, là cái mang tính xã hội. Học các kỹ năng không phải là một mục đích tự thân. Kỹ năng là cái phải được đem ra sử dụng, và việc sử dụng đó chính là sự đóng góp của chúng cho một đời sống chung được chia sẻ. Chúng quả thực được dùng với mục đích giúp cho một cá nhân có khả năng tự lực và độc lập lẫn lòng tự trọng cao hơn. Nhưng nếu như mục đích này không được đặt trong tình huống của sự phục vụ những người khác, khi ấy những kỹ năng học được sẽ được dùng vào mục đích ích kỷ và vị kỷ, và chúng có thể được dùng làm phương tiện để một người có học dùng sự khôn ngoan của mình để lợi dụng những người khác. Quả thực, nhà trường bằng việc quá thường xuyên trông cậy vào sự khích lệ cạnh tranh và ban tặng những danh hiệu và phần thường đặc biệt sẽ rút cục chỉ làm hình thành dần dần và củng cố khuynh hướng biến một cá nhân khi anh ta rời ghế nhà trường sẽ sử dụng tài năng đặc biệt và kỹ năng ưu việt của bản thân để chơi trò mưu mẹo với đồng loại mà không quan tâm tới hạnh phúc của người khác.
Điều gì đúng với những kỹ năng học được trong nhà trường thì cũng đúng với tri thức học được ở đó. Mục đích của giáo dục và sự trắc nghiệm tối hậu cho giá trị của điều học được nằm ở việc sử dụng và vận dụng nó vào việc duy trì và cải thiện cuộc sống chung của tất cả. Đừng bao giờ quên rằng bối cảnh của nền giáo dục cổ truyền là một xã hội có giai cấp và cơ hội học các môn học nào đó, nhất là các môn học có tính văn chương và toán học vượt ra ngoài kiến thức sơ đẳng của môn số học đơn giản, đều được dành riêng cho những người thuộc giới quý tộc và giàu có. Bởi vì điều này mà sự hiểu biết về các môn học đó đã trở thành một dấu hiệu của sự ưu việt văn hóa và địa vị xã hội. Đối với nhiều người, sự sở hữu tri thức là một cách để phô trương, gần như là khoe khoang. Hiểu biết thực dụng, mặt khác, chỉ cần thiết cho những ai thuộc giai cấp buộc phải làm việc để kiếm sống. Một dấu hiệu giai cấp dược gắn với tri thức, và tri thức dành cho mục đích duy nhất mang tính thuần túy vun bồi cá nhân là băng chứng cho phẩm chất cao quý hơn của tri thức ấy.
Ngay cả sau khi rất nhiều quốc gia đã có giáo dục phổ cập thì những tiêu chuẩn giá trị nói trên vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng. Không có sự ích kỳ nào lớn hơn sự ích kỷ của học vấn khi học vấn được coi đơn thuần như lò một dấu hiệu của sự ưu tú cá nhân được theo đuổi và giữ gìn vì lợi ích của bản thân học vấn. Song cách duy nhất để loại bỏ đặc tính độc quyền này là tất cả những điều kiện của môi trường trường học trong thực tiễn phải phát triển ở các cá nhân sự nhận thức coi tri thức là một tài sản được ủy thức vì sự thúc đẩy hơn nữa hạnh phúc của tất cả.