Được tạo bởi Blogger.
RSS

Mối liên hệ với tâm lý học đo nghiệm

      Với Thorndike, dẫu sao tâm lý học vẫn còn mang những nét tâm lý học “đại cương”, vẫn còn đang rụt rè gợi ý về quan hệ giữa lâm lý học và giáo dục, chứ chưa thành giải pháp cụ thể. Con đường đi ấy sẽ lại quành trở về châu Âu – nói chính xác là quay về đất Thuỵ Sĩ – để được trau chuốt thành những thành tựu hoàn toàn mang tính chất tâm lý học giáo dục của một thiên tài tâm lý học ở thế kỷ 20: Jean Piaget. Khi Piaget khởi dầu sự nghiệp thì đo nghiệm tâm lý học (bộ đo nghiệm Binet-Simon và sau này là bộ đo nghiệm thương số trí khôn (IQ) Stanford-Binet) và môn tâm phân học của Freud đang là những xu hướng nghiên cứu chính. Bản thân Piaget cũng có thời gian dạy tại trường phổ thông của nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet (1857-191 1) và làm việc tại phòng thí nghiệm của Thdodore Simon (1872-1961), cũng là một nhà tâm lý học người Pháp. Nhưng dần dần mối quan tâm của Piaget không phái là nhừng tré em phát triến không binh thường (như đối với các nhà do nghiệm tâm lý) hoặc “cái tôi” bất bình thường của con người phương Tây nói chung (như đối với tâm phân học). Piaget quan tâm tới sự phát triền của trẻ em bình thường từ khi mới chào đời cho tới khi trưởng thành, sự khác nhau về tư duy, cách nhìn nhận cuộc sống và cách lý giải các hiện tượng cuộc sống giữa trẻ em và người lớn. Piaget cũng nghiên cứu nhưng con dường chuyển dịch cấu trúc tư duy của trẻ em và dặc biệt là một lĩnh vực mới me dược ông dặt tên là tri thức luận biến sinh (épistémologie génétique) – các giai đoạn hình thành quan niệm, tri thức ở trẻ em.

Mối liên hệ với tâm lý học đo nghiệm

     Như vậy, Piaget vẫn tiếp tục giữ mối liên hệ với tâm lý học đo nghiệm, song ông dùng các kết quả thu được từ công cụ đo nghiệm IQ như là tư liệu, cứ liệu để dùng vào mục đích nghiên cứu theo con đường của riêng ông.
      “Chính là từ một người vốn dĩ được đào tạo theo truyền thống IQ mà chúng ta có được một cách nhìn vào trí tuệ thay thế được trào test đo nghiệm trí khôn trên nhiều phương diện. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ Jean Piaget bắt đầu sự nghiệp khoang năm 1920 với tư cách người làm việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Simon và ông sớm quan tâm đến những sai lầm trẻ em thường mắc phải khi xử lý các thực nghiệm đo nghiêm trí khôn (Tôi nhẩn mạnh – PT). Piaget đã đi đến chỗ tin tưỏrng rằng, điểu quan trọng không phải là câu trà lời đúng của trẻ em, mà là những cách suy luận các em đưa ra (Tôi nhấn mạnh -PT): những cái đó có thể thấy rõ nhất khi tập trung vào những khẳng định và những lập luận làm đè ra các kết luận sai lầm” (Hovvard Gardner, Cơ cấu trí khôn, Phạm Toàn dịch, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997, tái bản năm 1998, nhà xuất bản Tri thức tái bản có bổ sung năm 2012).


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS