Tính chất đặc thù, hoặc đúng hơn là tính chất duy nhất các phán đoán được tạo thành bởi sự quy chiếu chỉ định trực tiếp [immndiate demonstrative reference] của cái “Này” [ This]. Tính chất chỉ định này nghĩa là một sự lựa chọn ưu tiễn; nó là một vấn đề thuộc về hành vi. Hoặc, xét trên phương diện tâm lý học, phẩm chất giác quan chỉ trở thành mang tính cụ thể riêng biệt trong quá trình phản ứng vận động.
Đỏ,xanh, nóng v.v. xét như là những sự trải nghiệm trực tiếp bao giờ cũng bao hàm sự điều chỉnh vận động quyết định tới chúng. Thay đổi kiểu điều chỉnh thì phẩm chất của kinh nghiệm cũng thay đối; giảm bớt sự điều chỉnh thì phẩm chất sẽ dần dần quay trở lại tính chất mơ hồ vô xác định. Nhưng sự lựa chọn bất kỳ cái “Này” đặc thù nào xét như chủ từ trực tiếp của phán đoán, lại không phải là độc đoán, mà nó phụ thuộc vào mục đích của mối quan tâm quan trọng hơn hết. Trên lý thuyết, mọi đối tượng có thể tri giác được hoặc mọi đặc tính hoặc yếu tố của bất kỳ đối tượng nào cũng đều có chức năng như là “Này” hoặc như là nội dung phải được xác định trong phán đoán. Xét một cách hoàn toàn khách quan, không có lý do gì để lựa chọn bất kỳ một khả năng này chứ không phải một khả năng khác trong số những khả năng vô tận. Nhưng mục tiêu được nghĩ trong đầu (nó dĩ nhiên tìm thấy sự biểu hiện trong vị từ của phán đoán) lại cung cấp một cơ sở để quvết định đối tượng nào hoặc yếu tố nào của đối tượng là hợp lô-gich. Như vậy, sự can dự của hành động lựa chọn là một bộ phận hữu cơ của thao tác lô-gich, chứ không phải là một sự cộng thêm vào mang tính thực hành độc đoán tùy tiện sau khi thao tác lô-gich đó đã hoàn tất. Bản thân mối quan tâm nào đưa chúng ta đến chỗ hình thành và lựa chọn cái phổ biến thì chính nó cũng dẫn chúng ta đến sự lựa chọn hiểu ngầm [ở trong đầu] những điều kiện hoặc vật liệu có liên quan đến cái phổ biến được đem ra sử dụng đó.
Tính chất thực nghiệm của mọi phán đoán đồng nhất hóa trong khoa học là điều ai cũng biết. Tính chất này quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có khuynh hướng bỏ qua ý nghĩa rất lớn của nó – sự cần thiết vô điều kiện của hoạt động công khai [overt activity] đối với sự toàn vẹn của quá trình lô-gich, hiểu theo nghĩa thông thường của từ này. Như chúng ta vừa thấy, một hành động đã xảy ra trong quá trình xác định đồng thời hai cái: [thứ nhất] là vị từ, tức ý nghĩa diễn giải, [thứ hai] là cái “Này”, tức sự kiện cần phải được đồng nhất hóa. Nếu cả hai hành động này không có mối quan hệ tương quan với nhau trong một ý đồ lớn hơn của sự thay đổi giá trị trong kinh nghiệm, khi ấy cả hai hành động sẽ đều mang tính tùy tiện; và việc chúng rút cục thích hợp với nhau hoặc thích ứng với nhau, sẽ chỉ là một phép màu. Giả sử bằng một hành động lựa chọn tùy tiện mà một người lại có thế tìm và nắm được một vị từ nào đó trong toàn bộ hệ thống của những thuộc tính khả hữu, đồng thời bằng một hành động lựa chọn khác, hoàn toàn độc lập về căn nguyên, anh ta lại có thế hiểu rõ được một bộ phận đã định sẵn từ toàn bộ lĩnh vực của tri giác-giác quan khả hữu, khi ấy sẽ chỉ là sự hoàn toàn ngẫu nhiên nếu như hai hành động lựa chọn này phù hợp với nhau, có ích cho nhau.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
đích của giáo dục, chức năng
của giáo dục