Được tạo bởi Blogger.
RSS

Phát biểu nói về Lô – gich

     Tôi không có ý định thảo luận những vấn đề này trên mọi phương diện. Tôi sẽ giới hạn chúng vào một sự phát biểu duy nhất liên quan đến lô-gich và sau đó sẽ thảo luận về phát biểu đó trong ý nghĩa chung nhất. Tôi không định chứng minh một sự phát biểu duy nhất nào, chẳng hạn như một sự phát biểu về những quan điểm phản bác như vừa được nêu ở trên (và những quan điểm phản bác tương tự), bởi vì sự bàn luận tiếp theo sẽ không phụ thuộc vào mục đích như vậy.

Phát biểu nói về Lô – gich

     Khi được khái quát hóa, những phát biểu khác nhau về hố ngăn cách lô-gich giữa phán đoán đạo đức và phán đoán khoa học tự quy giản thành một sự khẳng định về hai sự đối lập: thứ nhất, sự phân lìa giữa cái phổ biến và cái đặc thù; thứ hai, sự phân lìa giữa lý thuyết và thực hành. Và hai sự đối lập này rút cục lại tự chủng rút gọn làm một: phát biểu khoa học quy chiếu tới những điều kiện và những mối quan hệ mang đặc điểm chung [generic], vì thế chúng có thế là phát biểu hoàn chỉnh và khách quan; phán đoán đạo đức quy chiếu tới một hành vi đặc thù, hành vi này, do tự bản chất của nó, siêu việt hóa phát biểu khách quan. Lý do của sự phân lìa này là người ta cho rằng phán đoán khoa học là mang tính chất phổ biến, do đó chúng chỉ mang tính chất giả thuyết, và vì vậy chúng không thế liên hệ với hành vi, trong khi đó phán đoán đạo đức là mang tính chất phạm trù, và bằng cách ấy chúng được cá lẻ hóa, do đó chúng có liên hệ với hành vi. Phán đoán khoa học phát biểu rằng, nếu những điều kiện hoặc tập hợp các điều kiện được tìm thấy ở đâu thì về lý thuyết một điều kiện hoặc một tập hợp những điều kiện cụ thế khác cũng được tìm thấy ở đó. Phán đoán đạo đức phát biểu rằng, một mục đích nào đó là có giá trị phạm trù và do đó nó phải được nhận ra mà không cần có bất kỳ sự quy chiếu nào tới bất kỳ điều kiện hoặc dữ kiện có trước nào.

     Phán đoán khoa học phát biểu một mối liên kết của những điều kiện; phán đoán đạo đức phát biểu sự khẳng định vô điều kiện về một ý niệm phải được làm cho tồn tại thực tế.

     Phát biểu nói trên về lô-gich của vấn đề đang được xem xét tập trung sự chú ý vào hai điểm cần được thảo luận. Thứ nhất: Có đúng là phán đoán khoa học giải quyết những nội dung tự bên trong và tự bản thân chúng mang một tính chất phổ biển – vì thế toàn bộ ý nghĩa của nó dừng lại ở việc trình bày một mối liên kết nào đó của những điều kiện? Thứ hai: Có đúng là nỗ lực điều chỉnh phán đoán đạo đức bằng một phương pháp lý luận mà phán đoán đạo đức dĩ nhiên là cái được cá lẻ hóa triệt để – sẽ phá hủy hoặc dù sao cũng làm giảm đi giá trị riêng của đạo đức?

Trong khi thảo luận hai vấn đề vừa được nêu ở trên, tôi sẽ cố gắng chỉ ra: thứ nhất, rằng phán đoán khoa học có đầy đủ những đặc điểm lô-gich của phán đoán đạo đức; bởi vì chúng quy chiếu tới (l) những trường hợp đặc thù và (2) tới những hành vi. Tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng phán đoán khoa học, tức sự hình thành một mối liên kết của những điều kiện, có nguồn gốc, và nó được phát triển và sử dụng vì mục đích cụ thế duy nhất là giải phóng và tăng cường những hành vi phán đoán áp dụng cho những trường hợp đặc thù và duy nhất. Nói cách khác, tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng không có vấn đề của sự loại bỏ đặc tính riêng của phán đoán đạo đức nếu ta đồng nhất phán đoán đạo đức với một kiểu lô-gich khác được tìm thấy ở cái được gọi là những phán đoán khoa học; chính bởi vì kiểu lô-gich được tìm thấy trong phán đoán khoa học là kiểu lô-gich đã lưu ý thích đáng tới quá trình cá lẻ hóa và sự hoạt động. Thứ hai, sau đó tôi sỗ cố gắng chỉ ra rằng phán đoán đạo đức đặc thù đòi hỏi phải có những phát biểu phổ biến thì ta mới kiểm soát được chúng, những phát biểu này nói lên một mối liên kết của những điều kiện thích hợp dưới hình thức phố biến (hoặc khách quan); và vì thế có thể điều khiển sự tra vấn để đạt được những sự phổ biến như vậy. Và cuối cùng, tôi sẽ nêu ngắn gọn ba nguyên tắc tiêu biểu mà việc hiều những định đề khoa học phổ biến như nói tới ở trên phải xuất phát từ đó, nếu như có một sự luận bàn khoa học về đạo đức.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS