Được tạo bởi Blogger.
RSS

Phán đoán khoa học được dựa trên nguyên tắc nhân – quả

     Có một cách quả quyết khác về tính bất tương ứng triệt để, ấy là phán đoán khoa học được dựa trên nguyên tắc nhân-quả, nguyên tắc này mang trong nó sự phụ thuộc của một hiện tượng này vào một hiện tượng khác và do đó chúng ta có thế phát biểu mọi sự kiện trong mối liên hệ với sự phát biểu về một sự kiện khác; trong khi đó phán đoán đạo đức bao hàm nguyên tắc của nguyên nhân cuối cùng, của mục đích và lý tưởng.

Phán đoán khoa học được dựa trên nguyên tắc nhân – quả

     Vì lẽ đó, cố gắng kiểm soát cách giải thích và xác nhận bất kỳ nội dung nào của phán đoán đạo đức bằng sự quy chiếu tới những nhận định có trước tức là tiêu diệt đặc tính riêng biệt của đạo đức. Hoặc, như cách nói quen thuộc, ấy là phán đoán đạo đức là mang tính đạo đức chỉ bởi vì nó không mang tính khoa học; bởi vì nó giải quyết những chuẩn mực, những giá trị, những lý tưởng, chứ không phải những sự kiện đã cho; nó giải quyết cái phải là cái phải được đề cao dựa vào khát vọng tinh thần thuần túy, chứ nó không giải quyết cái gì đang là cái gì được quyết định sau khi có sự nghiên cứu.

     Một quan điểm gần như giống hệt với quan điểm nói trên được biểu thị khi người ta cho rằng phán đoán khoa học, hiểu theo nghĩa thông thường của từ này, phát biểu những sự kiện theo trình tự về thời gian và sự đồng tồn tại trong không gian. Hễ khi nào chúng ta giải quyết những mối quan hệ thuộc loại này thì hiển nhiên là một sự hiểu biết về một điều kiện hoặc một bộ phận này có tác dụng hướng dẫn và kiểm tra điều khẳng định về sự tồn tại và tính chất của một điều kiện hoặc một bộ phận khác. Nhưng người ta lại cho rằng phán đoán đạo đức giải quyết những hành vi vẫn còn chưa thực hiện. Do đó, trong trường hợp này, ý nghĩa độc trung của phán đoán đạo đức chỉ được tìm thấy trong những đặc tính tồn tại sau đó và bằng cách phán đoán. Vì lý do này mà phán đoán đạo đức thường được cho là siêu việt hóa bất cứ điều gì được tìm thấy trong kinh nghiệm đa xảy ra rồi và do đó, một lần nữa, cố gắng kiểm soát một phán đoán đạo đức bằng những phán đoán khác tức là loại bỏ đặc tính đạo đức riêng biệt của nó. Tương ứng với quan niệm này là niềm tin phổ biến coi phán đoán đạo đức có liên hệ với những thực tại ở đó tự do bị can dự theo cách bất kỳ sự kiểm soát nào bằng lý luận đều là không thề. Sự phán đoán được coi là dựa trên không phải những dữ kiện khách quan mà dựa trên sự lựa chọn độc đoán hoặc ý chí được bày tỏ bằng sự tán thành hoặc phản đối theo cách nào đó.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS