Chúng ta cũng đừng quên làm rõ một điều rằng chúng ta quan tâm không phải tới sự lựa chọn và điều chỉnh một cái phổ biến được làm sẵn, mà quan tâm tới nguồn gốc của cái phổ biến ấy hoàn toàn chỉ là vì lợi ích của chính sự điều chỉnh như vậy. Nếu những tình huống cá lẻ trong kinh nghiệm không bao giờ khiến cho chúng ta gặp bất kỳ khó khăn nào về sự đồng nhất hóa chúng, nếu chúng không bao giờ đặt ra bất kỳ vấn đề nào, khi ấy những cái phổ biển sẽ đơn giản không tồn tại, chứ đừng nói nói tới việc chúng được sử dụng.
Cái phổ biến chính là một phát biểu về kinh nghiệm theo cách nào đó xét như sẽ hỗ trợ và đảm bảo giá trị của những kinh nghiệm cá lẻ. Nó không có bất kỳ sự tồn tại nào, xét như nó không có sự kiểm tra tính hợp thức ở bên ngoài một chức năng như vậy. Trong một số trường hợp trong đó khoa học đã đạt được những tiến bộ đáng kể, chúng ta có thế phát biểu mà không phạm sai lầm như thế cái phổ biến là đã có sẵn, như thế vấn đề duy nhất chì là lựa chọn và sử dụng cái phổ biến nào mà thôi. Nhưng một cách phát biểu như vậy không được phép che mắt chúng ta trước một sự thật rằng chỉ bởi vì sự đòi hỏi phải có phương pháp nào đó khách quan hơn để xác định những trường hợp cụ thế đã cho, cho nên [một cái phổ biến] mới được tạo ra và mang một hình thức và tính chất nào đó. Nếu cái phổ biến không được tạo ra như là phương tiện của sự hoà giải trong tình huống xung đột giống như tình huống trong đó nó tìm thấy mục đích sử dụng, thì sự sử dụng như vậy sẽ trở thành tuyệt đối võ đoán và do đó không có giới hạn lô-gich. Hành vi lựa chọn và sử dụng là hợp lô-gich, không nằm ngoài lô-gich, chỉ bởi vì phương tiện được lựa chọn và sử dụngtrước đó đã được phát minh và phát triển vì mục đích của chính sự lựachọn và sử dụng như vậy sau đó:
Hành động cá lẻ (hoặc sự lựa chọn) trong phán đoán của sự đồng nhất hóa không chỉ tự biểu hiện trong sự lựa chọn đúng cái thuộc từ cụ thể [the specihc predicat] cần thiết từ trong số rất nhiều khả năng lựa chọn, mà còn tự biểu hiện ở sự xác định được cái đặc tính “Này” độc nhất [the This], tức chủ từ. Người nghiên cứu lô-gich học đều quen thuộc với sự phân biệt giữa [một bên là] sự thật của tính đặc thù [fact of particularity] và [một bên là] những phẩm chất hoặc những nét đặc điểm phân biệt của một cái đặc thù – một sự phân biệt đã từng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau, chẳng hạn, sự phân biệt giữa đặc điểm khiến cho một vật được xác định nó là vật “Đó” độc nhất [That] và thuộc tính phân biệt một vật là vật “Gì” [What] hoặc giữa đặc tính “Này” độc nhất ”[the This] với sự “Này” [Thisness] sự “Này” ám chỉ một đặc tính tuy thuộc về giác quan, chẳng hạn, (nóng, đỏ, ầm ĩ), nhưng tự bản thân nghĩa của nó lại đồng thời có thế thuộc về rất nhiều những cái đặc thù. Đặc tính “Này” là một cái gi đó có trong một sự trình bày, hơn là cái gì đơn giản đang là. Một sự áp dụng khác nhau [về nghĩa] được bao hàm ngay trong chính bản thân khái niệm “phẩm chất” [quality]. Vì có sự áp dụng khác nhau này mà mọiphẩm chất [quality] đều có thể được xem xét như là những mức ( phân loại) Nó là nguyên nhân vì sao cách gọi tên của phẩm chất có thế dễ dàng biến đối thành những thuật ngữ trừu tượng: màu xanh [blue] biến đổi thành sự màu xanh [blueness], ồn [loud] biến đối thành sự ồn [loudness] nóng [hot] biến đổi thành sự nóng [heat] v.v…
Đọc thêm tại: http://timhieugiaoduc.blogspot.com/2015/07/ban-chat-cua-mon-lo-gich-can-kim-va-suc.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
tiêu của giáo dục, khoa hoc
giao duc