Phát biểu nói rằng phán đoán khoa học là mang tính chất giả thuyết bởi vì chúng mang tính phổ biến là điều đã trở thành hầu như quá quen thuộc trong lý luận lô-gich học gần đãy. Không nghi ngờ gì nữa, phát biểu này theo một nghĩa nào đó đã phát biểu một sự thật không tranh cãi. Mục tiêu của khoa học là quy luật.
Một quy luật chỉ xứng đáng trong chừng mực nó chấp nhận hình thức nếu không phải của một phương trình thì ít nhất cũng của sự phát biểu có hệ thống về sự bất biến, về mối quan hệ hoặc về trật tự. Điều rõ rằng là mọi quy luật, dù nỏ được phát biểu như là sự phát biểu có hệ thống về trật tự hoặc như là một phương trình, đều trong tự bản thân nó và tự nó chuyển tải không phải một sự tồn tại đặc thù có thực mà chuyền tải một mối liên kết nào đỏ của nhữngđiều kiện. Cho tới đãy không có bất kỳ sự tranh cãi nào. Nhưng khi người ta biện luận rằng mối quan tâm trực tiếp và hiển nhiên nói trên của khoa học tới những phát biểu phổ biến đã nói lên đầy đủ ý nghĩa lô-gich của phương pháp khoa học, thì khi ấy người ta đã bỏ qua những giả thuyết và những mối quan hệ cơ bản nào đó; và câu hỏi liên quan đến lô-gich đang được bàn luận ở đãy đã được đặt ra không đúng. Câu hòi đích thực không phải là khoa học có nhắm tới hay không nhắm tới nhữngphát biểu dưới dạng phổ biến hoặc những công thức về mối liên hệ của những điều kiện, mà câu hòi đích thực là bằng cách nào mà khoa học lại đi đến chỗ làm điều như vậy, và khoa học làm gì với những phát biểu phổ biến sau khi nó đã có chúng.
Nói cách khác, chúng ta trước hết phải đặt câu hỏi về ý nghĩa lô-gich của những phán đoán phổ biển. Do đó, trong khi không đặt câu hỏi về tầm quan trọng của những công thức phổ biến như là nội dung khách quan của khoa học, trong phần này tôi sẽ cố gắng chi ra rằng tầm quan trọng như vậy nằm ờ sự phát triển của “các môn khoa học” hoặc nằm ở rất nhiều những công thức phổ biến như là những công cụ và phương pháp kiểm soát những phán đoán cá lẻ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
tiêu giáo dục, giáo dục học