Xin kể lại vắn tắt cách lý giải có cơ sở tâm lý học chắc chắn của Wundt dựa trên cảm giác của người tham gia thực nghiệm :
Ta hoàn toàn có thể tìm thấy trong cảm giác của con người như một điểm tiếp xúc giữa cái sinh lý và cái tâm lý người; cảm giác của cơ thể đối với cái nóng cái lạnh, cái nặng cái nhẹ, cái to cái nhỏ, thậm chí cả cái buồn cái vui đều có thể nhận biết được ờ điểm tiếp xúc đó; Ta có thể đo được cảm giác của con người với điều kiện người tham gia đo nghiệm có ỷ thức cùng tham gia đo nghiệm; do đó ta có thế quan sát được kết quả đo nghiệm, đồng thời lại bổ sung phần ý thức chủ quan cho các kết quả đo nghiệm “khách quan”;
Theo cách ngoại suy, ta cũng hoàn toàn có thể từ việc đo đạc các cảm giác của con người để nâng lên thành cách đo cái ý thức của con người, là mục tiêu của tâm lý học.
Thật vậy, theo Wundt, mục tiêu của tâm lý học là đi vào khám phá cái ỷ thức của con người. Cái ý thức đó là một toàn khối chưa bị phá vỡ ra, chưa bị xẻ nhỏ ra. Nay nhờ thực nghiệm theo lối sinh lý học, ta có thể có những dữ liệu khả dì quan sát được. Nay nếu cùng song hành với thực nghiệm sinh lý học mà lại có sự tham gia có ỷ thức của người chịu thực nghiệm, khi đó ta sẽ có những báo cáo khả dĩ tin cậy được của tâm lý người.
Tuy vậy, từ cách làm của Wundt cho tới khi đ(m vị nghiên cứu của Tâm lý học được xác định như là một hành vi, khoa học non trẻ này vẫn còn phải qua nhiêu dò dâm. Nhũng nghiên cứu của bác sĩ Alfred Binet chăng hạn, vẫn chưa đi thẳng được vào hành vi học của trẻ em, mà mới di “vòng quanh” qua những đo nghiệm năng lực chung hơn so với bản thân việc học của trẻ em. Mãi cho tới khi bộ càu hỏi đo nghiệm của Binet vượt Đại Tây Dương qua Mỹ, biến cải thành bộ đo nghiệm Binet-Simon, và khi thế hệ William James và Edward Lee Thomdike mở rộng được thực nghiệm đê đi tới những quy luật học tập và đi tới một dạng tuyên ngôn “Đóng góp của Tâm lý học vào công cuộc giáo dục” (xuất bàn năm 1910), có lẽ tới đó Tâm lý học mói đứng vững như một khoa học độc lập. “Bản tuyên ngôn” mờ đầu bằng những dòng như sau:
“Tâm lỵ học là khoa học về tri năng, tính nét và hành vi của động vật, trong đó có cá con người. Giáo dục con người liên quan tới những dôi thay nhất định trong trí năng, tính nết và hành vi của họ, và những vấn đề của công cuộc giáo dục đó thẻ nam trong hổn chủ dề sau: mục tiêu, vật liệu, phương tiện và phương pháp giáo dục.
Đọc thêm tại: http://timhieugiaoduc.blogspot.com/2015/07/su-nghiep-cua-john-dewey-thoi-ky-qua-o.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc
tieu giao duc, giao duc hoc