Tôi đi tìm ra câu trả lời theo hướng:
– Lợi ích của học sinh ở tại sản phẩm giáo dục và sản phẩm ấy do chính tay em làm ra cho mình! Vâng, em đi học để học cách làm ra sản phẩm giáo dục cho mình, vì lợi ích trực tiếp của chính mình! Làm ra nhiều sản phẩm, em có nhiều lợi ích. Làm ra ít sản phẩm, em có ít lợi ích. Không làm ra gì thì không hưởng được lợi ích gì.
– Lợi ích của học sinh ở tại sản phẩm giáo dục và sản phẩm ấy do chính tay em làm ra cho mình! Vâng, em đi học để học cách làm ra sản phẩm giáo dục cho mình, vì lợi ích trực tiếp của chính mình! Làm ra nhiều sản phẩm, em có nhiều lợi ích. Làm ra ít sản phẩm, em có ít lợi ích. Không làm ra gì thì không hưởng được lợi ích gì.
Thế là từ một tư tưởng thực dụng của John Dewey đầu thế kỷ XX, sau một thế kỷ, đến đầu thế kỷ XXI, có thế phác ra một giải pháp phát triển giáo dục cho học sinh hiện đại, thâu tóm vào mấy chữ quay quanh cái lõi lợi ích: Ai được học thì học được, học gì được nấy, học đâu chắc đấy.
Học được nghĩa là làm ra được sản phẩm mới. Sán phẩm này mang lại cho em lợi ích mới. Mỗi ngày đến trường em có thếm lợi ích mới. Lúc ấy, Đi học là hạnh phúc! Mồi ngày đến trường náo nức một ngày vui!
Để hiện thực hóa tư tưởng thực dụng vi lợi ích của học sinh, từ thực tiễn sư phạm 30 năm triển khai thực nghiệm giáo dục ở Hà Nội và đã mở rộng ra ở 43 tỉnh, thành phố trong cả nước, tôi đưa ra Giải pháp hai chữ: CÁI và CÁCH. Chừ đầu, đến trường em học CÁI GÌ? Chữ sau, em học bằng CÁCH NÀO?
Rút cục, câu hỏi lớn nhất cho lương tâm sâu nhất và cho trí tuệ cao nhất của Thầy giáo:
Bằng cách nào, em tự mình làm ra và chắc chán làm ra đúng sản phẩm giáo dục mang lại lợi ích tối ưu cho chính em?
Và đã có câu trà lời bằng thực nghiệm!