Thái độ của chúng ta trở nên mang tính khoa học chừng nào chúng ta nhìn theo cả hai hướng đối với mọi sự phán đoán đã được đưa ra; thứ nhất, kiểm tra hoặc trắc nghiệm tính hợp thức của một phán đoán trong mối quy chiếu tới khả năng đưa ra những phán đoán khác chắc chắn hơn mà phán đoán này có mối liên hệ chặt chẽ; thứ hai, ấn định nghĩa (hoặc ý nghĩa) của nó trong mối quy chiếu tới việc sử dụng nó để đưa ra những phát biểu khác. Sự xác định tính hợp thức[của một phát biểu] trong mối quy chiếu tới khả năng đưa ra những phát biểu khác mà phát biểu này phụ thuộc vào và sự xác định ý nghĩa [của một phát biểu] trong mối quy chiếu tới sự tất yếu phải đưa ra những phát biểu khác mà phán đoán này cho phép chúng ta làm điều ấy, là hai dấu hiệu phân biệt thủ tục mang tính khoa học.
Chừng nào chúng ta tham gia vào thủ tục này, chừng đó chúng ta coi mỗi hành động phán đoán riêng biệt của mình không phải như là tồn tại độc lập và tách rời, mà như một hệ thống tương liên, trong đó mỗi sự khẳng định đều cho phép chúng ta đưa ra những sự khẳng định khác (những sự khẳng định này phải được suy luận cẩn thận bởi vì chúng cấu thành [nghĩa] của mỗi một sự khẳng định riêng biệt) và chúng ta chỉ có quyền đối với mỗi một sự khẳng định riêng biệt dựa vào những sự khẳng định khác (để cho chúng buộc phải được tìm kiếm theo cách thận trọng). ‘Tính khoa học” xét như được dùng trong bài viết này như vậy có nghĩa là khả năng xác lập một trật tự của những phán đoán sao cho mỗi phán đoán khi được hình thành thi nó có tác dụng xác định những phán đoán khác, bằng cách ấy đảm bảo việc kiểm soát sự hỉnh thành của những phán đoán.
Một quan niệm như vậy về “tính khoa học” sẽ nhấn mạnh lô-gich nội tại của một sự tra vấn hơn là nhấn mạnh hình thức riêng biệt của kết quá tìm tòi, có tác dụng ngăn ngữa một số ý kiến phản đối lập tức xảy ra khi nào có sự nhắc tới một khoa học về úng xử. Nếu quan niệm này không được nhấn mạnh, thuật ngữ “tính khoa học” rất dễ gợi sự liên tưởng tới tri thức quen thuộc với chúng ta nhất trong những vấn đề thuộc khoa học tự nhiên; và do đó tạo ra cảm tường rằng người ta đang tìm cách quy giàn những vấn đề của ứng xử vào trong hình thức giống với khoa học tự nhiên hoặc gần giống với toán học. Nhưng bài viết này có ý định đưa ra sự so sánh về phương pháp tra vấn chứ không đưa ra sự so sánh về sàn phẩm cuối cùng. Song, mặc dù cách giải thích nói trên có thế loại trừ trước những sự phản đối nào đó, song trong tình hình tranh luận hiện nay cách giảithích này còn lâu mới loại bỏ được mọi sự phản đối và bằng cách ấy tìm được một cách nhìn tự do và cởi mở. Quan điếm nói trên tuyệt đối không có ý định quy giản sự phát biểu về những vấn đề của ứng xử vào trong những hình thức tương tự của khoa hục tự nhiên. Nhưng nó đồng thời cũng tuyên bố rõ rằng một sự tương đồng về quá trình lô-gich trong cả hai trường hợp. Điều khẳng địnhnày nhất định sổ gặp phải sự bác bi) gay gắt và dứt khoát. Vì thế, trước khi dưa ra lô-gich của khoa hục đạo đức, sỗ lả cần thiết nếu bàn lới những ý kiến phản dối khăng định một sự bát tương ứng nội tại giữa phán đoán đạo đức và phán đoán của khoa học tự nhiên và do đó từ sự kiểm soát hoạt động phán đoán ở trường hợp thứ nhất [khoa học tụ nhiên] hoàn toàn không có cơ sờ để suy ra sự kiểm soát tương tự ở trường hợp thứ hai [khoa học đạo đức].
Đọc thêm tại: http://timhieugiaoduc.blogspot.com/2015/07/su-dung-thuat-ngu-tinh-khoa-hoc.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
đích của giáo dục, chức năng
của giáo dục