Được tạo bởi Blogger.
RSS

Bản chất của môn Lo-gich cận kim và sức mạnh của Lo-gich

     Như vậy, cho tới lúc này chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của phát biểu phổ biến trong khoa học không phải là lý do để cho rằng có một sự bất tương ứng giữa lô-gich của phán đoán khoa học vóri lô-gich của một sự luận bàn khoa học về ứng xử. Quả thực, bởi vì chúng ta đã thấy rằng phát biểu phổ biến ra đời, phát triển và được trắc nghiệm thông qua sự kiểm soát những trường hợp đặc thù, vì thế sự giả định sẽ phải là chúng tương ứng với nhau chứ không phải là bất tương ứng với nhau. Liệu chúng ta cóthế mở rộng hơn nữa sự tương ứng này? Sự tương ứng này có hoànản áp dụng được cho những đặc điểm khác của phán đoán đạo đức, tức ự quy chiểu của nó tới một hành động?

Bản chất của môn Lo-gich cận kim và sức mạnh của Lo-gich

     Giống như môn lô-gich học cận kim đã chộp lấy tính chất giả thuyết và phổ biến của những phát biểu khoa học, trong khi nó đấy lùi mối quan hệ giữa phát biểu khoa học với phán đoán cá nhân vào trong hậu cảnh song thực ra sự đẩy lùi này chỉ là bởi vì mối liên quan nói trên bao giờ cũng được coi là đương nhiên đúng, cũng vậy, môn lô-gich cận kim đi nhấn mạnh khía cạnh của nội dung trong phán đoán trong khi hi sinh hànlđộng phán đoán. Tuy nhiên, bây giờ tôi sẽ thử chứng minh rằng sự nhấn mạnh này còn ra đời chính là bởi vì sự quy chiếu tới hành động đã đượccoi là điều tuyệt đối đương nhiên đúng đến nỗi có thế bỏ qua hành động tức là, không phát biểu về nó một cách rõ rằng. Tôi sẽ thử chứng minh rằng mọi phán đoán đều phải được coi là một hành động; rằng, quả thực, phân tích cho cùng thì tính chất đặc thù của phán đoán đúng nghĩa, khi nó vừa được phát biểu ra, có nghĩa là phán đoán ấy là một hành động duy nhất và :hông có cái gì thay thế được nó.

     Điểm căn bản của chúng ta là sự kiếm soát nội dung hoặc ý nghĩa được khẳng định trong mọi phán đoán cụ thế. Sự kiểm soát như vậy có thể có được bằng cách nào? Cho tới đây chúng ta phát biểu như thế nội dung của một phán đoán có thể được tạo ra đơn giản bằng cách quy chiếu với nội dung của một phán đoán khác — đặc biệt, chúng ta phát biểu như thể nội dung của một phán đoán cá lẻ, tức một phán đoán về sự đồng nhất , có thể có được bằng cách quy chiếu tới nội dung của một phát biểu phò biến hoặc một phát biểu có tính giả thuyết. Thực ra, không làm gì có sự kiểm soát một nội dung bằng cách đơn thuần quy chiếu tới một nội dung khác hiểu theo nghĩa thông thường của từ này. Thừa nhận sự không có khả năng này tức là thừa nhận rằng việc kiểm soát sự hình thành phán đoán bao giờ cũng diễn ra thông qua một hành động lựa chọn và làm cho từng nội dung của phán đoán cá lẻ và phát biểu phổ biển có một moi quan hệ với nhau. Không có con đường rộng mở đề đi từ bất kỳ một công thức phổ biến nào đến một phán đoán cá nhân. Con đường này đi qua những thói quen và những thái độ tinh thần của người phán đoán. Cái phổ biến chỉ có thêm sứcmạnh lô-gich cũng như sự tồn tại hợp lô-gich trong những hành động được lô-gich này tạo ra và giải thích như là một công cụ và sau đó sử dụng vào mục đích mà vì thế nó đã được tạo ra.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS