Nguồn gốc duy nghiệm, sự trắc nghiệm bằng thực nghiệm, và sự vận dụng phát biểu khoa học vào thực tiễn, tự chúng đã đủ để chỉ rõ sự không thế tiếp tục bám lấy bất kỳ sự phân chia cố định nào về lô-gichcoi phán đoán phổ biến là thuộc về khoa học và phán đoán đặc thù là thuộc về thực tiễn. Sự bất khả này ám chỉ rằng cái được chúng ta gọi tên là “khoa học” chỉ là sự tạo ra và sắp xếp những công cụ để giải quyết những trường hợp đặc thù của kinh nghiệm -những trường hợp mà, dù chúng mang tính chất đặc thù, song chúng cũng mang tính chất đơn nhất không thế thay thế giống như những tình huống của đời sống đạo đức.
Chúng ta thậm chí có thế nói rằng ngay chính sự kiện dẫn dắt chúng ta đi tới một quan điểm hời hợt tin vào sự phân lìa về lô-gich giữa phán đoán phổ biến với phán đoán đặc thù, tức là sự tồn tại của một hệ thống lớn khép kín những định để phổ biến, đã là bằng chứng cho thấy trong những kinh nghiệm cá nhân nào đó chúng ta đã tìm ra những phương pháp điều chỉnh sự giải quyết chúng bằng tư duy, trong khi đó trên phương diện khác của kinh nghiệm thì công việc này vẫn còn bỏ ngỏ, tức vẫn là vấn đề của khoa học đạo đức hiện nay.
Bài viết này không xem xét phương pháp được dùng để đạt được mục đích kiểm soát mong muốn nói trên. Chỉ cần lưu ý rằng phán đoán mang tính giả thuyết là một công cụ vô cùng hiệu nghiệm.
Nói cách khác, sự đồng nhất hóa chỉ có thể đảm bảo khi nó có thể được tạo ra bằng cách (1) phá vỡ cái đặc tính chưa được phân tích của phán đoán giản đơn thành những nét đặc điểm xác định, (2) phá vỡ thuộc từ [predicat] thành một sự kết hợp tương tự của những yếu tố, và (3) xác lập mối liên kết giống hệt nhau giữa một số yếu tố nào đó của chủ từ với một số yếu tố nào đó của vị từ. Mọi phán đoán trong cuộc sông bình thường, và quả thực mọi phán đoán trong các môn khoa học như địa chất, địa lý, lịch sử, động vật học và thực vật học (tất cả các môn khoa học có liên quan đến sự trần thuật lịch sử hoặc sự mô tả những sự động-tồn tại trong không gian) rút cục đều quay trở lại những vấn đề của sự đồng nhất hóa. Ngay cả những phán đoán trong vật lý và hóa học, dưới hình thức cơ bản và cụ thể của chúng, chúng cũng đều quan tâm tới những trường hợp đặc thù. Trong tất cả các môn khoa học, chỉ duy có toán học là quan tâm tới những định đề phổ biến thuần tuy – vì lý do này mà toán học có ý nghĩa như một công cụ không thế thiếu cho mọi phán đoán của lĩnh vực công nghệ và các môn khoa học khác. Đều cũng đúng trong tất cả các nghề nghiệp, dù là nghề nghiệp có tính thương mại, chuyên môn hay nghệ thuật, ấy là những phán đoán tự chúng quy giản thành những vấn đề của sự đồng nhất hóa chính xác. Quan sát, chẩn đoán, diễn giải và kỹ năng chuyên môn thảy đều tự biểu hiện trong sự giải quyết những trường hợp đặc thù hiểu theo nghĩa thông thường của từ này.
Đọc thêm tại: http://timhieugiaoduc.blogspot.com/2015/07/nhung-tinh-chat-pho-bien-cua-nhung-phat.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc
dich giao duc, khoa học giáo
dục