Rút lui khỏi nội dung cứng nhắc bất di bất dịch của chương trình học kiểu cũ mới chỉ là khía cạnh tiêu cực của vấn đề. Nếu chúng ta không đi tiếp và đi xa theo hướng tích cực ấy là phải cung cấp một nội dung phong phú hơn, đa dạng hơn và linh hoạt hơn rất nhiều so với những gì mà nhà trường truyền thống đã cung cấp, và thực ra cũng đồng thời mang tính xác thực hơn [so với những gì mà nhà trường truyền thống đã cung cấp] xét trên phương diện của trải nghiệm của người học, khi đó chúng ta sẽ có khuynh hướng để lại một khoảng trống giáo dục trong đó mọi điều đều có thế xảy ra. Sự cô lập hoàn toàn về bản chất là điều không thế xảy ra. Trẻ em sống trong môi trường nào đó dù chúng ta có dự định điều đó hay không, và môi trường đó liên tục tương tác với những gì mà trẻ em và người trẻ tuổi đem lại cho nó, và hệ quả là sự ảnh hưởng tới những mối quan tâm, trí tuệ và nhân cách của chúng – hoặc ảnh hưởng có tính giáo dục hoặc ảnh hưởng có tính phản giáo dục. Nếu người tự nhận mình là nhà giáo dục lại rũ bỏ trách nhiệm đánh giá và chọn lựa kiểu môi trường nào mà anh ta hiểu rõ nhất rằng nỏ sẽ giúp cho sự tăng trường, khi ấy trẻ em sẽ bị phó mặc cho tất cả những ảnh hưởng vô tổ chức và ngẫu nhiên của môi trường xã hội hiện đại không tránh khỏi gây tác động chừng nào chúng đang sống. Trong môi trường giáo dục đó, sự hiểu biết, khả năng phán đoán và kinh nghiệm của người thầy là một nhân tố quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng hơn so với trong nhà trường truyền thống. Sự khác biệt nằm ở chỗ người thầy không làm việc như một quan tòa được đặt ở vị trí trên cao và được phân biệt bàng quyền uy độc đoán, mà như là một cộng sự thân thiện và một hướng dẫn viên trong một hoạt động chung.
Nhưng phát triển là một quá trình liên tục, và liên tục nghĩa là sự kế tiếp nhau của hành động. Đãy là điểm mạnh của nền giáo dục cổ truyền vào lúc nó hung thịnh nhất. Nội dung của môn cổ văn và môn toán học đối những ai đã nắm vững chúng tất yếu bao hàm một sự phát triển liên tục có trình tự theo những giới hạn xác thực. Ở đây tồn tại vấn đề có lẽ là nhất đối với những nỗ lực đối mới trong giáo dục. Sẽ là tương đối dễ đã khi không cần phải chuẩn bị sẵn, hôm nay và tuần này làm thử điều này chút rồi sau đó lại làm thử một điều gì đó khác vào ngày hôm sau và tuần. Mọi việc được thực hiện trên cơ sở của mối quan tâm và sự kích thích tiếp nào đó mà không cần quan tâm đầy đủ tới việc nó dẫn tới cái gì, không cần quan tâm tới việc một nội dung khó hơn nào đó, chẳng hạn nó đặt ra yêu cầu mới mẻ về kiến thức, đặt ra yêu cầu phải học phương pháp kỹ thuật phù hợp hơn và kỹ năng mới mẻ hơn. thì [nội dung ấy] có được dẫn dắt tới hoặc có được phát triển một cách tự nhiên hay không từ một nội dung đã được bắt đầu trước đó. Nhu cầu phải tính đến mối quan tâm và hoạt động tự phi và không bị ép buộc là một nhu cầu đích thực; nhưng nếu không có sự chú trọng và suy nghĩ thì điều này sẽ rất dễ dàng dẫn đen vô số những hoạt động hoặc dự án [project] tủn mủn tổn tại tách rời nhau, và tính liên tục cần thiết cho sự tăng trưởng sẽ bị đánh mất. Quá thực, so với nền giáo dục cồ truyền thì những quá trình của nền giáo dục kiểu mới đòi hỏi nhiều hơn sự lên kí hoạch trước của người thầy – bởi vì trong nền giáo dục cố truyền, kế hoạch đã hoàn toàn được đề ra sẵn trong chương trình học cố định.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
đích của giáo dục, chức năng
của giáo dục