Được tạo bởi Blogger.
RSS

Sự nghiệp của John Dewey thời kỳ quá độ

    Chúng ta đã sang thế kỷ thứ 21 – còn John Dewey thì đã năm khá xa hoặc quá xa rồi trong quá khứ: ông sinh năm 1859 và mất năm 1952 (cách nay ba phần năm thế kỷ!). Các trước tác của ông đã dược xuất bản cách nay gần một trăm năm!.      Từ đó tới nay, bao nhiêu nước dã chảy dưới chân cầu, như người ta thường nói. Ngay cái “nghiệp danh” của John Dewey cũng dài dòng: đến bây giờ, người ta vẫn phái vừa gọi tèn vừa giảng giải cái danh cho ông: nhà triết học chuyên nghiên cứu tâm lý học thực hành và chuyên về sư phạm chứ không gọi theo “chuyên nghiệp hẹp” như về sau đối với Jean Piaget (1896-1980), Lev Vygotski (1896-1934), Hovvard Gardner (sinh 1943) …những người chỉ một danh xưng thôi là đủ: nhà tâm lý học.

Sự nghiệp của John Dewey thời kỳ quá độ

      Sở dĩ vậy, có lẽ là vì bản thân sự nghiệp của John Dewey dường như vẫn còn nằm ở thời kỳ quá độ từ lúc tâm lý học mới tách được ra khỏi triết học để tự đứng một mình thành một bộ môn khoa học độc lập.
Một tư duy và thực tiễn khoa học khi đã có đối tượng nghiên cứu xác định, khi có một phương pháp nghiên cứu tương thích, và khi có một năng lực kiểm chứng tường minh thì sẽ trờ thành môn khoa học độc lập. Riêng đối với mức độ kiếm chứng tường minh một môn khoa học, Immanuel Kant còn thách thức nó phải được toán học hóa thì mới đủ độ tin cậy.
      Hiểu theo cách đó. Wilhelm Maximilian Wundt (1832-1920), chẳng hạn, đã được Lịch sử Tâm lý học coi là “cha đẻ của Tâm lý học như một khoa học” mà lý do chính yếu là vì nhà sinh lý học này đã sử dụng phương pháp thực nghiệm mang những yếu tố tâm lý học bàng cách tổ chức cho người chịu thực nghiệm cùng tham gia với nhà thực nghiệm. Thế giới châu Âu đầu thể kỷ thứ 18 bị cái bóng triết học của Immanuel Kant đè xuống, khổ nhất với các nhà tâm lý học là luận điểm này: về nguyên tắc không thể có một môn tâm lv học với tư cách là một khoa học, vì con người không thể tách các điều nằm trong ý nghĩ của nó ra được để mà có thế nghiên cứu chúng … chưa kể là những sự kiện đó ngay lập tức đã biến dạng đi rồi, và chưa kể là ta cũng không thể nào chứng minh được sự kiện đó một cách toán học. Lập luận sau cùng này được Kant đưa ra trong công trình Cơ sơ khoa học tự nhiên, và đó là loạt đạn tưởng chừng kết thúc tâm lý học” (theo Phạm Toàn, Hợp lưu các dòng tâm lý học giáo dục, nhà xuất bản Tri Thức tái bản năm 2008).


Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục tiêu giáo dục, giáo dục học

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS