Quan điểm mang tính chất thuận tự nhiên xét như một sự phản ứng lại những tác hại hiển nhiên của sự áp đặt từ bên ngoài. Nhưng có một khả năng lựa chọn; và khả năng lựa chọn này không chì là một con đường trung dung hoặc một sự thỏa hiệp giữa hai cách làm. Đó lả điều gì đó khác biệt căn bản với cả hai cách kia. Những sở thích và năng lực hiện hữu phải được đối xử như là những khả năng có thế xảy ra, như là những điểm xuất phát tuyệt đối cần thiết cho bất kỳ sự phát triển lành mạnh nào. Nhưng phát triển bao hàm một thời điểm để đi lới cùng như là một thời điểm từ đó xuất phát; phát triển bao hàm sự vận động liên tục theo một phương hướng cụ thề đã cho. Như vậy, khi cái thời điểm mà vào lúc này nó đang tạm thời là mục tiêu và chạm tới điểm kết thúc, thì khi ấy dến lượt nó, nó lại chi là điểm xuất phát của sự tái cấu tạo lại tiếp theo. Người lớn gặp phải những khó khăn lớn khi phải làm việc với trẻ em ấy là hụ phải nhận ra và cảm nhận sâu sắc và đơn thuần hiếu được bằng lý thuyết những sức mạnh đang vận động bên trong dứa trẻ; nhưng điều này nghĩa là phải coi những sức mạnh đó như là những khá năng có thế xảy ra, như là những dấu hiệu và những hứa hẹn; tức là phải diễn giải, nói một cách ngăn gọn, những sức mạnh đó bàng sự hiểu biết về điều gì chúng có thế trở thành. Nhiệm vụ của người lớn cũng chưa kết thúc tại đãy. Nhiệm vụ của người lớn còn được gắn liền với vấn đề tiếp theo, ấy là phải phán đoán và tạo ra những điều kiện, vật liệu, cả vật liệu vật chất như công cụ lao dộng lẫn vật liệu tinh thần và xã hội, để sao cho chúng một lần nữa sẽ lại tương tác với những khả năng và sở thích hiện hữu để đem lại sự biến đối theo hướng mong muốn.
Nhược điểm căn bản của nền giáo dục cũ và cổ truyền không chỉ ở chỗ nó đề cao sự tất yếu phải cung cấp nội dung và hoạt động dược xác định rõ rằng. Đó là những điều tất yếu phải có đối với bất cứ điều gì có thể được gọi chính xác là giáo dục. Nhược điểm và tác hại nằm ở chỗ trí tưởng tượng của nhà giáo dục không vượt quá phạm vi của việc cung cấp một môi trường cố định và cứng nhắc của nội dung, mặt khác môi trường này lại được lấy từ tất cả những nguồn gốc hoàn toàn xa lạ với những kinh nghiệm của học sinh. Nền giáo dục kiểu mới cần chú ý nhiều hơn, chứ không ít đi, tới nội dung và sự tiến bộ về kỹ năng. Nhưng khi tôi nói “nhiều hơn” tôi không định nói tới sự nhiều hơn về lượng của cùng một kiểu loại cũ kỹ. Tôi định nói tới một khá năng tưởng tượng đủ sức hiểu được rằng không có bất kỳ kế hoạch dược quy định và dược làm sẵn nào có thề quyết định được chính xác nội dung nào sẽ thúc đẩy nhất nhất sự tăng trưởng có tính giáo dục của mọi trẻ em với tư cách cá nhân; rằng mỗi cá nhân mới mẻ đều đặt ra một vấn đề mới mẻ; rằng cá nhân ấy đòi hòi phải có ít nhất một sự nhấn mạnh khác biệt nào đó trong nội dung được trình bày. Không điều gì vừa ngớ ngẩn lại vừa mù quáng hơn quy ước cho rằng nội dung dược chứa đựng thực sự trong sách giáo khoa của môn số học, lịch sử, địa lý v.v… chính là cái sẽ thúc đẩy sự phát triển có tính giáo dục của mọi trẻ em.
Đọc thêm tại: http://timhieugiaoduc.blogspot.com/2015/07/du-tang-truong-bao-gio-cung-bao-ham-su.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
tiêu của giáo dục, khoa hoc
giao duc