Thuật ngữ “hữu thức” phân biệt một kiểu phán đoán riêng biệt. Trong mọi trường hợp của phán đoán cá nhân bao giờ cũng có một hành động; và bất luận trường hợp nào thì hành động đều là một sự biểu hiện của mối quan tâm và do đó là sự biểu hiện của thói quen, và rút cục là sự biểu hiện của toàn bộ thói quen và tính cách. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự liên quan của tính cách vẫn chỉ là một sự tiền giả định.
Không nhất thiết phải lưu ý tới nó. Tính cách là bộ phận của những điều kiện thực tế của sự hình thành một phán đoán; song nó không phải là bộ phận của những diều kiện lô-gich, và do đó nó không được yêu cầu tham gia vào một nội dung – tức một sự hình thành đối tượng một cách hữu thức trong phán đoán. Coi tính cách là một điều kiện thực tế thay vì là một điều kiện lô-gich có nghĩa là mặc dù nó là cần thiết cho mọi phán đoán, song chẳng có một hành động phán đoán nào cần đến nó hơn một hành động phán đoán khác. Tính cách tác động tới mọi phán đoán theo cùng một cách; và tính chất liên quan không thiên vị này tương ứng với sự không liên quan gì hết tới sự đúng hoặc sự sai của phán đoán cụ thể. Trong những trường hợp như vậy, phán đoán bị điều khiển bởi mối quy chiếu tới những điều kiện mang một đặc tính khác với những đặc điểm của tính cách; những dữ kiện của lúc ấy được đánh giá theo những đối tượng có trật tự hoặc đặc tính giống hệt chúng. [Khi ấy] không những không có sự tham gia hữu thức của mối quan tâm và khuynh hướng vào trong nội dung của phán đoán, mà còn có sự ngăn cản, sự kiềm chế rõ rệt toàn bộ những yếu tố từ phía người phán đoán. Nhìn bằng quan điểm của những phán đoán thuộc kiểu này, những yếu tố như vậy bị coi là đơn thuần mang tính chất lô-gich chủ quan và do đó chúng là những yếu tổ cản trở sự đạt tới sự thật. Hoàn toàn không phải là sự nghịch lý khi nói rằng bản thân hoạt động của người phán đoán cũng ngắn không cho chính hoạt động này gây bất kỳ sự ảnh hưởng nào tới vật liệu của phán đoán. Do đó, bằng những phán đoán như vậy mà các đối tượng “bên ngoài” được xác định, hoạt động của người phán đoán được duy trì trong tình trạng hoàn toàn trung lập hoặc độc lập với cái quy chiếu của bản thân nó. Quan niệm tương tự cũng được thấy khi người ta cho rằng sự hoạt động của động cơ và tính cách có thế được tiền giả định, và sau đó không cần quan tâm tới chúng, nếu nhu chúng hoạt động theo cách không thay đổi và vì thế mà đối tượng cụ thể hoặc nội dung phán đoán là gì là điều không gây ra sự khác biệt.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục
tiêu giáo dục, giáo dục học