Được tạo bởi Blogger.
RSS

Tính cách là gì?

     Thuật ngữ “hữu thức” phân biệt một kiểu phán đoán riêng biệt. Trong mọi trường hợp của phán đoán cá nhân bao giờ cũng có một hành động; và bất luận trường hợp nào thì hành động đều là một sự biểu hiện của mối quan tâm và do đó là sự biểu hiện của thói quen, và rút cục là sự biểu hiện của toàn bộ thói quen và tính cách. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự liên quan của tính cách vẫn chỉ là một sự tiền giả định.

Tính cách là gì?

     Không nhất thiết phải lưu ý tới nó. Tính cách là bộ phận của những điều kiện thực tế của sự hình thành một phán đoán; song nó không phải là bộ phận của những diều kiện lô-gich, và do đó nó không được yêu cầu tham gia vào một nội dung – tức một sự hình thành đối tượng một cách hữu thức trong phán đoán. Coi tính cách là một điều kiện thực tế thay vì là một điều kiện lô-gich có nghĩa là mặc dù nó là cần thiết cho mọi phán đoán, song chẳng có một hành động phán đoán nào cần đến nó hơn một hành động phán đoán khác. Tính cách tác động tới mọi phán đoán theo cùng một cách; và tính chất liên quan không thiên vị này tương ứng với sự không liên quan gì hết tới sự đúng hoặc sự sai của phán đoán cụ thể. Trong những trường hợp như vậy, phán đoán bị điều khiển bởi mối quy chiếu tới những điều kiện mang một đặc tính khác với những đặc điểm của tính cách; những dữ kiện của lúc ấy được đánh giá theo những đối tượng có trật tự hoặc đặc tính giống hệt chúng. [Khi ấy] không những không có sự tham gia hữu thức của mối quan tâm và khuynh hướng vào trong nội dung của phán đoán, mà còn có sự ngăn cản, sự kiềm chế rõ rệt toàn bộ những yếu tố từ phía người phán đoán. Nhìn bằng quan điểm của những phán đoán thuộc kiểu này, những yếu tố như vậy bị coi là đơn thuần mang tính chất lô-gich chủ quan và do đó chúng là những yếu tổ cản trở sự đạt tới sự thật. Hoàn toàn không phải là sự nghịch lý khi nói rằng bản thân hoạt động của người phán đoán cũng ngắn không cho chính hoạt động này gây bất kỳ sự ảnh hưởng nào tới vật liệu của phán đoán. Do đó, bằng những phán đoán như vậy mà các đối tượng “bên ngoài” được xác định, hoạt động của người phán đoán được duy trì trong tình trạng hoàn toàn trung lập hoặc độc lập với cái quy chiếu của bản thân nó. Quan niệm tương tự cũng được thấy khi người ta cho rằng sự hoạt động của động cơ và tính cách có thế được tiền giả định, và sau đó không cần quan tâm tới chúng, nếu nhu chúng hoạt động theo cách không thay đổi và vì thế mà đối tượng cụ thể hoặc nội dung phán đoán là gì là điều không gây ra sự khác biệt.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục tiêu giáo dục, giáo dục học

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sử dụng hệ thống khoa học có tổ chức

     Để sử dụng hệ thống khoa học có tổ chức, chúng ta không chỉ buộc phải tìm thấy một động cơ thực hành, mà một động cơ tương tự cũng phải được tìm ra nếu muốn sử dụng hệ thống đó đúng mục đích và thích đáng. Giá trị lô-gich của mọi định đề tri thức, ý nghĩa lô-gich riêng biệt oa nó xét như được phân biệt với sự tồn tại đơn thuần của lý tính, phụ thuộc vào những mối quan tâm thực hành và rút cục phụ thuộc vào những mối quan tâm đạo đức.

Sử dụng hệ thống khoa học có tổ chức

     Mối quan tâm này phải có tính chất cho nó không chỉ thôi thúc cá nhân có hành động phán đoán, mà nó còn khuyến khích cá nhân phán đoán một cách có phê phán, trong khi đó tận dụng mọi sự thận trọng cần thiết và tận dụng tất cả những nguồn lực có sẵn để đảm bảo kết luận đưa ra có xác suất đúng lớn nhất. Để cho hệ thống khoa học (“khoa học” được hiểu như là một nội dung tri thức có hệ thống”) có giá trị lô-gich nó tuyệt đối phụ thuộc vào một mối quan tâm đạo đức: mục đích phải thành thật và phán đoán phải trung thực. Nếu loại bỏ một mối quan tâm như vậy hệ thống khoa học sẽ trở thành một đối tượng thẩm mỹ thuần tuý nó có thế đánh thức sự phản ứng cảm xúc để duy trì sự hài hoà vì cân bằng nội tại của khoa học, song nó chẳng có bất kỳ ý nghĩa lô-gich nào cả. Nếu chúng ta giả sử, một lần nữa, đây là một trường hợp của sự nhận dạng bệnh sốt thương hàn, thì những mối quan tâm nghề nghiệp, xã hội và khoa học của người bác sĩ mới là cái dẫn dắt ông ta phải lo lắng và khổ não để thu thập mọi dữ kiện có liên quan đến sự hình thành phán đoán, và ông ta phải cân nhắc một cách đủ thận trọng để vận dụng những công cụ cần thiết của sự giải thích. Nội dung tri thức chỉ có thêm một chức năng lô-gich nhờ có một động cơ cụ thể nằm bên ngoài nội dung ấy xét đơn thuần như là nội dung, song động cơ này hoàn toàn gắn liền với nội dung tri thức đó trên phương diện chức năng lô-gich.

    Nếu công dụng của tài nguyên khoa học, của phương pháp quan sát và thí nghiệm, của những hệ thống phân loại v.v. trong việc điều khiển hành động phán đoán (và do đó ấn định nội dung của phán đoán) phụ thuộc vào mối quan tâm và sự sắp đặt của tình huống, thế thì chúng ta chỉ cần làm rõ sự phụ thuộc đó, và cái được gọi là phán đoán khoa học sẽ dứt khoát xuất hiện như là một phán đoán đạo đức. Nếu người bác sĩ [trong ví dụ ở trên] bất cẩn và tùv tiện bởi vì ông ta quá lo lắng tới việc phải hoàn thành công việc hoặc nếu ông ta để cho nhu cầu tiền bạc ảnh hướng tới cách phán đoán của mình, chúng ta có quyền nói rằng ông ta đã thất bại cả trên phương diện lô-gich lẫn trên phương diện đạo đức. Trên phương diện khoa học, ông ta đã không sử dụng những phương pháp có sẵn để điều khiển hành động phán đoán của mình để cho nó có sự chính xác tối đa. Nhưng lý do của sự thất bại lô-gich này lại nằm ở thói quen hoặc khuynh hướng của chính ông ta. Nói ngắn gọn, những định đề phổ biến hoặc những điều phổ quát của khoa học chỉ gây tác dụng thông qua sự trung gian của những thói quen và khuynh hướng động năng của người có hành động phán đoán. Chúng không có cách làm riêng [modus operandi].


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hành động phán đoán khoa học

     Trong chừng mực phán đoán khoa học được đồng nhất với một hành động, thì sẽ không còn bất cứ suy luận tiễn nghiệm nào để vạch ra một sự phân biệt giữa lô-gich của vật liệu của các môn khoa học đã được thừa nhận và lô-gich của ứng xử. Như vậy, chúng ta được tự do triển khai miễn là chúng ta có thể tìm thấy bất cứ một cơ sở xác thực nào. Cơ sở xác thực ấy nằm ở sự thừa nhận rằng hoạt động phán đoán không tồn tại chung chung, mà nó mang tính chất như thế nào đẩy đề đòi hỏi phải có một sự quy chiếu tới một điềm xuất phát ban đầu và điểm kết thúc cuối.  

Hành động phán đoán khoa học

     Hành động phán đoán không đơn thuần là một kinh nghiệm năng động chung chung, mà nó là một trải nghiệm đòi hỏi phải có động cơ cụ thế. Nhất thiết phải có sự kích thích nào đó đang vận động để khiến cho một người bị thôi thúc phải thực hiện một hành động theo cách thế này chứ không theo cách thế khác. Tại sao con người ta lại tham gia vào cái công việc đặc biệt được chúng ta gọi tên là [phán đoán]? Có thế hình dung rằng một hoạt động nào đó khác [lúc ấy] đang diễn ra – cưa xẻ gỗ, vẽ tranh, đầu cơ lúa mỳ trên thị trường trách mắng ai đó. Chắc hẳn phải có một cái gì đó nằm bên ngoài sự tập hợp hoàn chỉnh và chính xác nhất những định đề tri thức, văn minh cái [điều gì đó] ấy đã khuyến khích một người bắt đầu có hành độn nhận đoán chứ không phải là hành động theo đuổi nào đó khác. Khoa học cung cấp những điều kiện để sử dụng cho hoạt động phán đoán hiệu quả nhất, nếu như người ta có ý định làm điều đó. Nhưng điều này lại tiền giả định cái [Nếu]. Không hệ thống lý thuyết nào có thể giải quyết được điều sau: một cá nhân tại một thời điểm cụ thể nào đó sẽ có hành động phán đoán chứ không làm điều gì khác. Chỉ có toàn bộ kế hoạch của sự ứng xét như nó tập trung vào những mối quan tâm của một cá nhân thì nó rất có thể cung cấp sự kích thích mang tính chất quyết định nói trên.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Khái niệm chứng minh sự thật hay ngụy biện

     Song, giả sử cả hai hành động lựa chọn nói trên đều được điều khiển bởi cùng một mục đích hoặc mối quan tâm, khi ấy tình huống sẽ diễn ra hoàn toàn khác. Trong trường hợp này, hoạt động mang tính thực nghiệm của sự kiểm chứng đồng thời cũng là sự tiếp tục của chính ý đồ được biểu hiện trong sự lựa chọn lần lượt chủ từ và vị từ. Hoạt động kiểm chứng này hoàn toàn không phải là một quá trình thứ ba, mà nó là hoạt động trọn vẹn mà ở phần trước chúng ta đã đề cập nó trên hai phương diện có tính chất bộ phận song mang tính điển hình. Sự lựa chọn ý nghĩa hoặc lựa chọn vị

Khái niệm chứng minh sự thật hay ngụy biện

     Từ bao giờ cũng được thực hiện trong mối quy chiếu tới trường hợp cá lẻ phải được giải thích; và sự hình thành của trường hợp khách quan thế ấy bao giờ cũng liên tục thay đổi màu sắc bởi quan điểm hoặc quan niệm được vận dụng cho trường hợp ấy. Mối liên quan lẫn nhau này chính là sự kiểm chứng hoặc sự trắc nghiệm liên tục được sử dụng đến; và mọi hoạt động kiểm chứng mang tính thực nghiệm nào trở nên hiển nhiên hơn thì điều đó nghĩa là những điều kiện là như thế nào đấy để cho quá trình kiểm chúng ấy được biến thành hoạt động công khai.

     Như vậy, tôi vừa thử chứng minh rằng nếu chúng ta chỉ hiểu phán đoán khoa học trong hình thức sau cùng của nó, tức là hình thức đồng nhất hóa hoặc phân biệt một bộ phận cá lẻ hóa của kinh nghiệm, khi ấy phán đoán [khoa học] được xem như là một hành động của sự phán đoán bản thân hành động xuất hiện trong sự lựa chọn và xác định chủ từ và vị từ, lẫn trong sự xác định giá trị của chúng [chủ từ và vị từ] trong mối quy chiếu hoặc trong mối liên quan lẫn nhau, và do đó phán đoán khoa học được xem như là phán đoán về hành động quyết định sự thật và tính hợp thức.

     Bởi vì trong quá trình bàn luận tôi đã sử dụng một thuật ngữ hầu như tự nó giải thích đầy đủ, và tôi đã đưa ra những phát biểu mà trong tình hình hoặc điều kiện hiện nay của tranh luận về lô-gich học, chúng sẽ dường như đòi hỏi phải được cổ vũ hơn là chúng đem lại sự cổ vũ. Tôi xin phép lưu ý rằng sức thuyết phục của luận cứ nằm ờ những vấn đề có thế được khẳng định bàng duy nghiệm. Sự thật hay sự ngụy biện của kết luận đạt được phụ thuộc vào hai khái niệm sau đây:

     Thứ nhất, mọi phán đoán trong sự tồn tại thực tế cụ thể của nó đều là một hành động của sự chú ý, và, giống như mọi sự chú ý, nó bao hàm sự hoạt động của một mối quan tâm hoặc một mục đích và sự bộc lộ của những thói quen và khuynh hướng động năng (những thói quen và động năng đó rút cục lại bao hàm sự điều chỉnh vận động) để phục vụ mối quan tâm đó. Do đó, mọi phán đoán đều bao hàm sự lựa chọn đối tượng của chú ý lẫn lựa chọn lập trường và phương thức của “thông giác” [apperceiving] hoặc diễn dịch. Thay đôi mối quan tâm hoặc mục đích thì vật liệu được lựa chọn (chủ đề của phán đoán) sẽ thay đổi, và quan điểm về vật liệu được lựa chọn đó (và do đó kiểu loại của vị từ) cũng thay đổi theo.

     Thứ hai, những phát biểu trừu tượng tổng quát hóa của khoa học đã phát triên lên từ những nhu cầu phải có những phán đoán cá lẻ hoặc những hành động của sự chú ý như vậy; chúng đã có hình thức hiện tại – tức chúng đã phát triển cấu trúc hoặc nội dung đặc trưng của mình — như là các phương tiện để cho phép cá nhân thực hiện phán đoán của mình một cách hiệu quả nhất; nghĩa là, hoàn thành mục đích theo cách chắc chắn và tiết kiệm nhất. Do đó, giá trị hoặc tính hợp thức của các khái niệm liên tục được kiểm chứng bằng cách đem ra vận dụng, và tùy thuộc vào sự thành công hay thất bại, chúng có đủ thẩm quyền của những nguyên tắc phố biển v.v. để có chức năng điều khiển mà bởi vì điều đó mà chúng mới được sinh ra.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc dich cua giao duc, chuc nang cua giao duc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tính chất đặc thù và tính chất thực nghiệm của vấn đề

     Tính chất đặc thù, hoặc đúng hơn là tính chất duy nhất các phán đoán được tạo thành bởi sự quy chiếu chỉ định trực tiếp [immndiate demonstrative reference] của cái “Này” [ This]. Tính chất chỉ định này nghĩa là một sự lựa chọn ưu tiễn; nó là một vấn đề thuộc về hành vi. Hoặc, xét trên phương diện tâm lý học, phẩm chất giác quan chỉ trở thành mang tính cụ thể riêng biệt trong quá trình phản ứng vận động.

     Đỏ,xanh, nóng v.v. xét như là những sự trải nghiệm trực tiếp bao giờ cũng bao hàm sự điều chỉnh vận động quyết định tới chúng. Thay đổi kiểu điều chỉnh thì phẩm chất của kinh nghiệm cũng thay đối; giảm bớt sự điều chỉnh thì phẩm chất sẽ dần dần quay trở lại tính chất mơ hồ vô xác định. Nhưng sự lựa chọn bất kỳ cái “Này” đặc thù nào xét như chủ từ trực tiếp của phán đoán, lại không phải là độc đoán, mà nó phụ thuộc vào mục đích của mối quan tâm quan trọng hơn hết. Trên lý thuyết, mọi đối tượng có thể tri giác được hoặc mọi đặc tính hoặc yếu tố của bất kỳ đối tượng nào cũng đều có chức năng như là “Này” hoặc như là nội dung phải được xác định trong phán đoán. Xét một cách hoàn toàn khách quan, không có lý do gì để lựa chọn bất kỳ một khả năng này chứ không phải một khả năng khác trong số những khả năng vô tận. Nhưng mục tiêu được nghĩ trong đầu (nó dĩ nhiên tìm thấy sự biểu hiện trong vị từ của phán đoán) lại cung cấp một cơ sở để quvết định đối tượng nào hoặc yếu tố nào của đối tượng là hợp lô-gich. Như vậy, sự can dự của hành động lựa chọn là một bộ phận hữu cơ của thao tác lô-gich, chứ không phải là một sự cộng thêm vào mang tính thực hành độc đoán tùy tiện sau khi thao tác lô-gich đó đã hoàn tất. Bản thân mối quan tâm nào đưa chúng ta đến chỗ hình thành và lựa chọn cái phổ biến thì chính nó cũng dẫn chúng ta đến sự lựa chọn hiểu ngầm [ở trong đầu] những điều kiện hoặc vật liệu có liên quan đến cái phổ biến được đem ra sử dụng đó.

Tính chất đặc thù và tính chất thực nghiệm của vấn đề

     Tính chất thực nghiệm của mọi phán đoán đồng nhất hóa trong khoa học là điều ai cũng biết. Tính chất này quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có khuynh hướng bỏ qua ý nghĩa rất lớn của nó – sự cần thiết vô điều kiện của hoạt động công khai [overt activity] đối với sự toàn vẹn của quá trình lô-gich, hiểu theo nghĩa thông thường của từ này. Như chúng ta vừa thấy, một hành động đã xảy ra trong quá trình xác định đồng thời hai cái: [thứ nhất] là vị từ, tức ý nghĩa diễn giải, [thứ hai] là cái “Này”, tức sự kiện cần phải được đồng nhất hóa. Nếu cả hai hành động này không có mối quan hệ tương quan với nhau trong một ý đồ lớn hơn của sự thay đổi giá trị trong kinh nghiệm, khi ấy cả hai hành động sẽ đều mang tính tùy tiện; và việc chúng rút cục thích hợp với nhau hoặc thích ứng với nhau, sẽ chỉ là một phép màu. Giả sử bằng một hành động lựa chọn tùy tiện mà một người lại có thế tìm và nắm được một vị từ nào đó trong toàn bộ hệ thống của những thuộc tính khả hữu, đồng thời bằng một hành động lựa chọn khác, hoàn toàn độc lập về căn nguyên, anh ta lại có thế hiểu rõ được một bộ phận đã định sẵn từ toàn bộ lĩnh vực của tri giác-giác quan khả hữu, khi ấy sẽ chỉ là sự hoàn toàn ngẫu nhiên nếu như hai hành động lựa chọn này phù hợp với nhau, có ích cho nhau.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cái phổ biến và hành động cá lẻ.

     Chúng ta cũng đừng quên làm rõ một điều rằng chúng ta quan tâm không phải tới sự lựa chọn và điều chỉnh một cái phổ biến được làm sẵn, mà quan tâm tới nguồn gốc của cái phổ biến ấy hoàn toàn chỉ là vì lợi ích của chính sự điều chỉnh như vậy. Nếu những tình huống cá lẻ trong kinh nghiệm không bao giờ khiến cho chúng ta gặp bất kỳ khó khăn nào về sự đồng nhất hóa chúng, nếu chúng không bao giờ đặt ra bất kỳ vấn đề nào, khi ấy những cái phổ biển sẽ đơn giản không tồn tại, chứ đừng nói nói tới việc chúng được sử dụng.

Cái phổ biến và hành động cá lẻ.


     Cái phổ biến chính là một phát biểu về kinh nghiệm theo cách nào đó xét như sẽ hỗ trợ và đảm bảo giá trị của những kinh nghiệm cá lẻ. Nó không có bất kỳ sự tồn tại nào, xét như nó không có sự kiểm tra tính hợp thức ở bên ngoài một chức năng như vậy. Trong một số trường hợp trong đó khoa học đã đạt được những tiến bộ đáng kể, chúng ta có thế phát biểu mà không phạm sai lầm như thế cái phổ biến là đã có sẵn, như thế vấn đề duy nhất chì là lựa chọn và sử dụng cái phổ biến nào mà thôi. Nhưng một cách phát biểu như vậy không được phép che mắt chúng ta trước một sự thật rằng chỉ bởi vì sự đòi hỏi phải có phương pháp nào đó khách quan hơn để xác định những trường hợp cụ thế đã cho, cho nên [một cái phổ biến] mới được tạo ra và mang một hình thức và tính chất nào đó. Nếu cái phổ biến không được tạo ra như là phương tiện của sự hoà giải trong tình huống xung đột giống như tình huống trong đó nó tìm thấy mục đích sử dụng, thì sự sử dụng như vậy sẽ trở thành tuyệt đối võ đoán và do đó không có giới hạn lô-gich. Hành vi lựa chọn và sử dụng là hợp lô-gich, không nằm ngoài lô-gich, chỉ bởi vì phương tiện được lựa chọn và sử dụngtrước đó đã được phát minh và phát triển vì mục đích của chính sự lựachọn và sử dụng như vậy sau đó:

     Hành động cá lẻ (hoặc sự lựa chọn) trong phán đoán của sự đồng nhất hóa không chỉ tự biểu hiện trong sự lựa chọn đúng cái thuộc từ cụ thể [the specihc predicat] cần thiết từ trong số rất nhiều khả năng lựa chọn, mà còn tự biểu hiện ở sự xác định được cái đặc tính “Này” độc nhất [the This], tức chủ từ. Người nghiên cứu lô-gich học đều quen thuộc với sự         phân biệt giữa [một bên là] sự thật của tính đặc thù [fact of particularity] và [một bên là] những phẩm chất hoặc những nét đặc điểm phân biệt của một cái đặc thù – một sự phân biệt đã từng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau, chẳng hạn, sự phân biệt giữa đặc điểm khiến cho một vật được xác định nó là vật “Đó” độc nhất [That] và thuộc tính phân biệt một vật là vật “Gì” [What] hoặc giữa đặc tính “Này” độc nhất ”[the This] với sự “Này” [Thisness] sự “Này” ám chỉ một đặc tính tuy thuộc về giác quan, chẳng hạn, (nóng, đỏ, ầm ĩ), nhưng tự bản thân nghĩa của nó lại đồng thời có thế thuộc về rất nhiều những cái đặc thù. Đặc tính “Này” là một cái gi đó có trong một sự trình bày, hơn là cái gì đơn giản đang là. Một sự áp dụng khác nhau [về nghĩa] được bao hàm ngay trong chính bản thân khái niệm “phẩm chất” [quality]. Vì có sự áp dụng khác nhau này mà mọiphẩm chất [quality] đều có thể được xem xét như là những mức ( phân loại) Nó là nguyên nhân vì sao cách gọi tên của phẩm chất có thế dễ dàng biến đối thành những thuật ngữ trừu tượng: màu xanh [blue] biến đổi thành sự màu xanh [blueness], ồn [loud] biến đối thành sự ồn [loudness] nóng [hot] biến đổi thành sự nóng [heat] v.v…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục tiêu của giáo dục, khoa hoc giao duc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bản chất của môn Lo-gich cận kim và sức mạnh của Lo-gich

     Như vậy, cho tới lúc này chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của phát biểu phổ biến trong khoa học không phải là lý do để cho rằng có một sự bất tương ứng giữa lô-gich của phán đoán khoa học vóri lô-gich của một sự luận bàn khoa học về ứng xử. Quả thực, bởi vì chúng ta đã thấy rằng phát biểu phổ biến ra đời, phát triển và được trắc nghiệm thông qua sự kiểm soát những trường hợp đặc thù, vì thế sự giả định sẽ phải là chúng tương ứng với nhau chứ không phải là bất tương ứng với nhau. Liệu chúng ta cóthế mở rộng hơn nữa sự tương ứng này? Sự tương ứng này có hoànản áp dụng được cho những đặc điểm khác của phán đoán đạo đức, tức ự quy chiểu của nó tới một hành động?

Bản chất của môn Lo-gich cận kim và sức mạnh của Lo-gich

     Giống như môn lô-gich học cận kim đã chộp lấy tính chất giả thuyết và phổ biến của những phát biểu khoa học, trong khi nó đấy lùi mối quan hệ giữa phát biểu khoa học với phán đoán cá nhân vào trong hậu cảnh song thực ra sự đẩy lùi này chỉ là bởi vì mối liên quan nói trên bao giờ cũng được coi là đương nhiên đúng, cũng vậy, môn lô-gich cận kim đi nhấn mạnh khía cạnh của nội dung trong phán đoán trong khi hi sinh hànlđộng phán đoán. Tuy nhiên, bây giờ tôi sẽ thử chứng minh rằng sự nhấn mạnh này còn ra đời chính là bởi vì sự quy chiếu tới hành động đã đượccoi là điều tuyệt đối đương nhiên đúng đến nỗi có thế bỏ qua hành động tức là, không phát biểu về nó một cách rõ rằng. Tôi sẽ thử chứng minh rằng mọi phán đoán đều phải được coi là một hành động; rằng, quả thực, phân tích cho cùng thì tính chất đặc thù của phán đoán đúng nghĩa, khi nó vừa được phát biểu ra, có nghĩa là phán đoán ấy là một hành động duy nhất và :hông có cái gì thay thế được nó.

     Điểm căn bản của chúng ta là sự kiếm soát nội dung hoặc ý nghĩa được khẳng định trong mọi phán đoán cụ thế. Sự kiểm soát như vậy có thể có được bằng cách nào? Cho tới đây chúng ta phát biểu như thế nội dung của một phán đoán có thể được tạo ra đơn giản bằng cách quy chiếu với nội dung của một phán đoán khác — đặc biệt, chúng ta phát biểu như thể nội dung của một phán đoán cá lẻ, tức một phán đoán về sự đồng nhất , có thể có được bằng cách quy chiếu tới nội dung của một phát biểu phò biến hoặc một phát biểu có tính giả thuyết. Thực ra, không làm gì có sự kiểm soát một nội dung bằng cách đơn thuần quy chiếu tới một nội dung khác hiểu theo nghĩa thông thường của từ này. Thừa nhận sự không có khả năng này tức là thừa nhận rằng việc kiểm soát sự hình thành phán đoán bao giờ cũng diễn ra thông qua một hành động lựa chọn và làm cho từng nội dung của phán đoán cá lẻ và phát biểu phổ biển có một moi quan hệ với nhau. Không có con đường rộng mở đề đi từ bất kỳ một công thức phổ biến nào đến một phán đoán cá nhân. Con đường này đi qua những thói quen và những thái độ tinh thần của người phán đoán. Cái phổ biến chỉ có thêm sứcmạnh lô-gich cũng như sự tồn tại hợp lô-gich trong những hành động được lô-gich này tạo ra và giải thích như là một công cụ và sau đó sử dụng vào mục đích mà vì thế nó đã được tạo ra.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Khả năng tập hợp và lựa chọn những nguyên tắc

     Vì thế tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng [sự hoạt động] tự bộc lột tại mọi thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành phán đoán:

Khả năng tập hợp và lựa chọn những nguyên tắc

(a) nó tự bộc lộ trong sự phát sinh của [cái có tính chất chung] hoặc [cái phổ biến] được sử dựng trong phán đoán;

(b) nó tự bộc lộ tại thời điếm của sự lựa chọn nội dung cụ thế đang được phán đoán; (c) nó tự bộc lộ dưới hình thức trong đó tính hợp thức cũa giả thuyết được trắc nghiệm và kiểm chứng, và ý nghĩa của nội dung cụ thể nói trên được xác định.

     Cho tới đây chúng ta đã thừa nhận khả năng tập hợp và chọn lựa những nguvên tắc phổ biến nào đó để sử dụng vào sự kiểm soát [sự đồng nhất hóa] được tìm thấy trong một trường hợp. Tức là chúng ta không thể điều chỉnh các phán đoán kiểu như “Đây là bệnh thương hàn’’ hoặc “Kia là sao chổi Bela’’ nếu như chúng ta không có những khái niệm chung nào đó, những khái niệm này được định nghĩa như là mối liên kết của những điều kiện đặc thù, và nếu như chúng ta không biết được khi nào và bằng cách nào lựa chọn được cái khái niệm cụ thể duy nhất đó từ cái kho khái niệm để sử dụng theo ý muốn. Toàn bộ lĩnh vực khoa học, xét như là một số lượng lớn những công thức có mối quan hệ nhất quán với nhau, chỉ là một hệ thống của những thuộc tư khả hữu [possible predicat] — tức là một hệ thống của những quan điểm hoặc phương pháp có thế được dùng vào việc mô tả kinh nghiêm đặc thù mà bản chất và ý nghĩa của nó chúng ta không biết. Khoa học cung cấp cho chúng ta một hệ thống những công cụ để chúng ta thực hiện sự chọn lựa. Dĩ nhiên sự lựa chọn phụ thuộc vào sự đòi hỏi của những sự kiện đặc thù cần được phân biệt và đồng nhất hóa trong trường hợp cụ thể – hệt như việc người thợ mộc, trên cơ sở của những gì anh ta sắp làm, quyết định xem anh ta sẽ lấy ra một cái búa, một cái cưa hay một cái bào trong cái hòm đựng đồ nghề của mình. Nếu chúng ta có thể giả sử rằng sự tồn tại của những ứng cử viên có thế thích hợp cho chức vụ, cộng với việc có thế kết hợp và hoán vị họ giống như phép tính toán học, tức là một sự tuyển chọn một người trong số họ cho chức vụ, thì chúng ta cũng có thế giả định rằng một phán đoán cụ thế có thể được suy ra từ ngay cả một hệ thống đầy đủ một cách lý tưởng của những nguyên tắc phố biến. Quá trình lô-gich này bao gồm, xét trên một bộ phận hữu cơ của bản thân quá trình này, sự lựa chọn và tham khảo cái đặc thù nào nằm trong hệ thống nói trên phù hợp với trường hợpcụ thế. Sự lựa chọn và điều chỉnh cái đặc thù này là một phần không tách rời của lô-gich của tình huống. Và với tính chất như vậy, sự lựa chọn và điều chỉnh rõ rằng nằm trong tính chất của một hành động.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nguồn gốc của sự duy nghiệm, trắc nghiệm bằng thực nghiệm

     Nguồn gốc duy nghiệm, sự trắc nghiệm bằng thực nghiệm, và sự vận dụng phát biểu khoa học vào thực tiễn, tự chúng đã đủ để chỉ rõ sự không thế tiếp tục bám lấy bất kỳ sự phân chia cố định nào về lô-gichcoi phán đoán phổ biến là thuộc về khoa học và phán đoán đặc thù là thuộc về thực tiễn. Sự bất khả này ám chỉ rằng cái được chúng ta gọi tên là “khoa học” chỉ là sự tạo ra và sắp xếp những công cụ để giải quyết những trường hợp đặc thù của kinh nghiệm -những trường hợp mà, dù chúng mang tính chất đặc thù, song chúng cũng mang tính chất đơn nhất không thế thay thế giống như những tình huống của đời sống đạo đức.

Nguồn gốc của sự duy nghiệm, trắc nghiệm bằng thực nghiệm

     Chúng ta thậm chí có thế nói rằng ngay chính sự kiện dẫn dắt chúng ta đi tới một quan điểm hời hợt tin vào sự phân lìa về lô-gich giữa phán đoán phổ biến với phán đoán đặc thù, tức là sự tồn tại của một hệ thống lớn khép kín những định để phổ biến, đã là bằng chứng cho thấy trong những kinh nghiệm cá nhân nào đó chúng ta đã tìm ra những phương pháp điều chỉnh sự giải quyết chúng bằng tư duy, trong khi đó trên phương diện khác của kinh nghiệm thì công việc này vẫn còn bỏ ngỏ, tức vẫn là vấn đề của khoa học đạo đức hiện nay.

Bài viết này không xem xét phương pháp được dùng để đạt được mục đích kiểm soát mong muốn nói trên. Chỉ cần lưu ý rằng phán đoán mang tính giả thuyết là một công cụ vô cùng hiệu nghiệm.

     Nói cách khác, sự đồng nhất hóa chỉ có thể đảm bảo khi nó có thể được tạo ra bằng cách (1) phá vỡ cái đặc tính chưa được phân tích của phán đoán giản đơn thành những nét đặc điểm xác định, (2) phá vỡ thuộc từ [predicat] thành một sự kết hợp tương tự của những yếu tố, và (3) xác lập mối liên kết giống hệt nhau giữa một số yếu tố nào đó của chủ từ với một số yếu tố nào đó của vị từ. Mọi phán đoán trong cuộc sông bình thường, và quả thực mọi phán đoán trong các môn khoa học như địa chất, địa lý, lịch sử, động vật học và thực vật học (tất cả các môn khoa học có liên quan đến sự trần thuật lịch sử hoặc sự mô tả những sự động-tồn tại trong không gian) rút cục đều quay trở lại những vấn đề của sự đồng nhất hóa. Ngay cả những phán đoán trong vật lý và hóa học, dưới hình thức cơ bản và cụ thể của chúng, chúng cũng đều quan tâm tới những trường hợp đặc thù. Trong tất cả các môn khoa học, chỉ duy có toán học là quan tâm tới những định đề phổ biến thuần tuy – vì lý do này mà toán học có ý nghĩa như một công cụ không thế thiếu cho mọi phán đoán của lĩnh vực công nghệ và các môn khoa học khác. Đều cũng đúng trong tất cả các nghề nghiệp, dù là nghề nghiệp có tính thương mại, chuyên môn hay nghệ thuật, ấy là những phán đoán tự chúng quy giản thành những vấn đề của sự đồng nhất hóa chính xác. Quan sát, chẩn đoán, diễn giải và kỹ năng chuyên môn thảy đều tự biểu hiện trong sự giải quyết những trường hợp đặc thù hiểu theo nghĩa thông thường của từ này.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc dich giao duc, khoa học giáo dục

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những tính chất phổ biến của những phát biểu khoa học

     Niềm kiêu hãnh và tự hào của nền khoa học cận kim là tính chất duy nghiệm và thực nghiệm rõ rệt của nó. Thuật ngữ “duy nghiệm” ám chỉ nguồn gốc và sự phát triển của các phát biểu khoa học là từ những kinh nghiệm cụ thế; thuật ngữ “thực nghiệm” ám chi sự trắc nghiệm và kiểm tra cái được gọi là những quy luật và những điều phổ biến bằng cách quy chiếu tới sự vận dụng của chúng trong những kinh nghiệm sau này. Nếu như quan niệm này về khoa học là đúng, nó cho thấy, mà không cần có thêm luận cứ, rằng những phát biểu phổ biến chiếm giữ một vị trí trung gian thuần túy. Chúng không phải là đầu cũng chẳng phải cuối.

Những tính chất phổ biến của những phát biểu khoa học

     Chúng là cầu nối để chúng ta đi từ một kinh nghiệm cụ thế này tới một kinh nghiệm cụ thể khác; chúng là những kinh nghiệm riêng biệt được sắp xếp thành hình thức sao cho có ích cho sự điều chinh những kinh nghiệm khác. Nếu khác đi những quy luật khoa học sẽ chỉ là lý thuyết trừu tượng được trác nghiệm trên cơ sở của tính chất nhất quán giữa chúng với nhau; và cái được cho là đặc điểm phân biệt khoa học với sự tư biện của thời Trung đại sẽ lập tức không còn rõ ràng nữa.

     Mặt khác, nếu như tính chất phổ biến của những phát biểu của khoa học tự nhiên và sinh vật học là mang tính chất tối hậu, thế thì những phát biểu như vậy sẽ hoàn toàn vô dụng xét từ một quan điểm thực hành; chúng sẽ hoàn toàn không thể được đem áp dụng trong thực tiễn bởi vì chúng bị cô lập khỏi tính liên tục về lý luận với những trường hợp áp dụng cụ thể mà người ta đang tìm kiếm sự áp dụng lý luận đó cho chúng. Dù có vận dụng những điều trừu tượng bằng suy luận thuần túy thế nào di nữa thì cũng không thể đưa một kết luận rút ra từ đó đi tới một sự thật cụ thế gần hơn chút nào so với những giả thuyết đầu tiên dùng cho sự suy luận ấy. Sự suy luận đưa thêm vào những ý niệm mới mẻ theo trình tự hợp quy tắc và bằng cách ấy làm phức tạp nội dung nói chung. Nhưng cho răng bằng cách làm phức tạp nội dung của một phát biểu chúng ta sẽ đi tới gần hơn cái đặc thù trong kinh nghiệm tức ngay lập tức là sự ngụy biện của thuyết duy thực chứng minh sự hiện hữu của thượng đế. Dù sự tổng hợp của những phát biếu phổ biến của hóa hục, vật lý học và sinh học được thực hiện trên quy mô thế nào đi nữa (giả sử những phát biểu như vậy tự chúng đầy đủ về mặt lô-gich) thì nó cũng không thể giúp chúng ta xây được một cầu hoặc định vị nguyên nhân của một dịch sốt thương hàn. Nhưng nếu như những phát biểu như vậy và sự tổng hợp suy luận từ chúng phải được hiểu theo nghĩa của sự chế tạo và sử dụng những công cụ lý thuyết vào mục đích rõ ràng là hỗ trợ những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, khi ấy kết quả sẽ hoàn toàn khác.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc tieu giao duc, giao duc hoc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Giới thiệu về phán đoán khoa học

     Phát biểu nói rằng phán đoán khoa học là mang tính chất giả thuyết bởi vì chúng mang tính phổ biến là điều đã trở thành hầu như quá quen thuộc trong lý luận lô-gich học gần đãy. Không nghi ngờ gì nữa, phát biểu này theo một nghĩa nào đó đã phát biểu một sự thật không tranh cãi. Mục tiêu của khoa học là quy luật.

Giới thiệu về phán đoán khoa học

     Một quy luật chỉ xứng đáng trong chừng mực nó chấp nhận hình thức nếu không phải của một phương trình thì ít nhất cũng của sự phát biểu có hệ thống về sự bất biến, về mối quan hệ hoặc về trật tự. Điều rõ rằng là mọi quy luật, dù nỏ được phát biểu như là sự phát biểu có hệ thống về trật tự hoặc như là một phương trình, đều trong tự bản thân nó và tự nó chuyển tải không phải một sự tồn tại đặc thù có thực mà chuyền tải một mối liên kết nào đỏ của nhữngđiều kiện. Cho tới đãy không có bất kỳ sự tranh cãi nào. Nhưng khi người ta biện luận rằng mối quan tâm trực tiếp và hiển nhiên nói trên của khoa học tới những phát biểu phổ biến đã nói lên đầy đủ ý nghĩa lô-gich của phương pháp khoa học, thì khi ấy người ta đã bỏ qua những giả thuyết và những mối quan hệ cơ bản nào đó; và câu hỏi liên quan đến lô-gich đang được bàn luận ở đãy đã được đặt ra không đúng. Câu hòi đích thực không phải là khoa học có nhắm tới hay không nhắm tới nhữngphát biểu dưới dạng phổ biến hoặc những công thức về mối liên hệ của những điều kiện, mà câu hòi đích thực là bằng cách nào mà khoa học lại đi đến chỗ làm điều như vậy, và khoa học làm gì với những phát biểu phổ biến sau khi nó đã có chúng.

     Nói cách khác, chúng ta trước hết phải đặt câu hỏi về ý nghĩa lô-gich của những phán đoán phổ biển. Do đó, trong khi không đặt câu hỏi về tầm quan trọng của những công thức phổ biến như là nội dung khách quan của khoa học, trong phần này tôi sẽ cố gắng chi ra rằng tầm quan trọng như vậy nằm ờ sự phát triển của “các môn khoa học” hoặc nằm ở rất nhiều những công thức phổ biến như là những công cụ và phương pháp kiểm soát những phán đoán cá lẻ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục tiêu giáo dục, giáo dục học

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Phát biểu nói về Lô – gich

     Tôi không có ý định thảo luận những vấn đề này trên mọi phương diện. Tôi sẽ giới hạn chúng vào một sự phát biểu duy nhất liên quan đến lô-gich và sau đó sẽ thảo luận về phát biểu đó trong ý nghĩa chung nhất. Tôi không định chứng minh một sự phát biểu duy nhất nào, chẳng hạn như một sự phát biểu về những quan điểm phản bác như vừa được nêu ở trên (và những quan điểm phản bác tương tự), bởi vì sự bàn luận tiếp theo sẽ không phụ thuộc vào mục đích như vậy.

Phát biểu nói về Lô – gich

     Khi được khái quát hóa, những phát biểu khác nhau về hố ngăn cách lô-gich giữa phán đoán đạo đức và phán đoán khoa học tự quy giản thành một sự khẳng định về hai sự đối lập: thứ nhất, sự phân lìa giữa cái phổ biến và cái đặc thù; thứ hai, sự phân lìa giữa lý thuyết và thực hành. Và hai sự đối lập này rút cục lại tự chủng rút gọn làm một: phát biểu khoa học quy chiếu tới những điều kiện và những mối quan hệ mang đặc điểm chung [generic], vì thế chúng có thế là phát biểu hoàn chỉnh và khách quan; phán đoán đạo đức quy chiếu tới một hành vi đặc thù, hành vi này, do tự bản chất của nó, siêu việt hóa phát biểu khách quan. Lý do của sự phân lìa này là người ta cho rằng phán đoán khoa học là mang tính chất phổ biến, do đó chúng chỉ mang tính chất giả thuyết, và vì vậy chúng không thế liên hệ với hành vi, trong khi đó phán đoán đạo đức là mang tính chất phạm trù, và bằng cách ấy chúng được cá lẻ hóa, do đó chúng có liên hệ với hành vi. Phán đoán khoa học phát biểu rằng, nếu những điều kiện hoặc tập hợp các điều kiện được tìm thấy ở đâu thì về lý thuyết một điều kiện hoặc một tập hợp những điều kiện cụ thế khác cũng được tìm thấy ở đó. Phán đoán đạo đức phát biểu rằng, một mục đích nào đó là có giá trị phạm trù và do đó nó phải được nhận ra mà không cần có bất kỳ sự quy chiếu nào tới bất kỳ điều kiện hoặc dữ kiện có trước nào.

     Phán đoán khoa học phát biểu một mối liên kết của những điều kiện; phán đoán đạo đức phát biểu sự khẳng định vô điều kiện về một ý niệm phải được làm cho tồn tại thực tế.

     Phát biểu nói trên về lô-gich của vấn đề đang được xem xét tập trung sự chú ý vào hai điểm cần được thảo luận. Thứ nhất: Có đúng là phán đoán khoa học giải quyết những nội dung tự bên trong và tự bản thân chúng mang một tính chất phổ biển – vì thế toàn bộ ý nghĩa của nó dừng lại ở việc trình bày một mối liên kết nào đó của những điều kiện? Thứ hai: Có đúng là nỗ lực điều chỉnh phán đoán đạo đức bằng một phương pháp lý luận mà phán đoán đạo đức dĩ nhiên là cái được cá lẻ hóa triệt để – sẽ phá hủy hoặc dù sao cũng làm giảm đi giá trị riêng của đạo đức?

Trong khi thảo luận hai vấn đề vừa được nêu ở trên, tôi sẽ cố gắng chỉ ra: thứ nhất, rằng phán đoán khoa học có đầy đủ những đặc điểm lô-gich của phán đoán đạo đức; bởi vì chúng quy chiếu tới (l) những trường hợp đặc thù và (2) tới những hành vi. Tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng phán đoán khoa học, tức sự hình thành một mối liên kết của những điều kiện, có nguồn gốc, và nó được phát triển và sử dụng vì mục đích cụ thế duy nhất là giải phóng và tăng cường những hành vi phán đoán áp dụng cho những trường hợp đặc thù và duy nhất. Nói cách khác, tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng không có vấn đề của sự loại bỏ đặc tính riêng của phán đoán đạo đức nếu ta đồng nhất phán đoán đạo đức với một kiểu lô-gich khác được tìm thấy ở cái được gọi là những phán đoán khoa học; chính bởi vì kiểu lô-gich được tìm thấy trong phán đoán khoa học là kiểu lô-gich đã lưu ý thích đáng tới quá trình cá lẻ hóa và sự hoạt động. Thứ hai, sau đó tôi sỗ cố gắng chỉ ra rằng phán đoán đạo đức đặc thù đòi hỏi phải có những phát biểu phổ biến thì ta mới kiểm soát được chúng, những phát biểu này nói lên một mối liên kết của những điều kiện thích hợp dưới hình thức phố biến (hoặc khách quan); và vì thế có thể điều khiển sự tra vấn để đạt được những sự phổ biến như vậy. Và cuối cùng, tôi sẽ nêu ngắn gọn ba nguyên tắc tiêu biểu mà việc hiều những định đề khoa học phổ biến như nói tới ở trên phải xuất phát từ đó, nếu như có một sự luận bàn khoa học về đạo đức.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Phán đoán khoa học được dựa trên nguyên tắc nhân – quả

     Có một cách quả quyết khác về tính bất tương ứng triệt để, ấy là phán đoán khoa học được dựa trên nguyên tắc nhân-quả, nguyên tắc này mang trong nó sự phụ thuộc của một hiện tượng này vào một hiện tượng khác và do đó chúng ta có thế phát biểu mọi sự kiện trong mối liên hệ với sự phát biểu về một sự kiện khác; trong khi đó phán đoán đạo đức bao hàm nguyên tắc của nguyên nhân cuối cùng, của mục đích và lý tưởng.

Phán đoán khoa học được dựa trên nguyên tắc nhân – quả

     Vì lẽ đó, cố gắng kiểm soát cách giải thích và xác nhận bất kỳ nội dung nào của phán đoán đạo đức bằng sự quy chiếu tới những nhận định có trước tức là tiêu diệt đặc tính riêng biệt của đạo đức. Hoặc, như cách nói quen thuộc, ấy là phán đoán đạo đức là mang tính đạo đức chỉ bởi vì nó không mang tính khoa học; bởi vì nó giải quyết những chuẩn mực, những giá trị, những lý tưởng, chứ không phải những sự kiện đã cho; nó giải quyết cái phải là cái phải được đề cao dựa vào khát vọng tinh thần thuần túy, chứ nó không giải quyết cái gì đang là cái gì được quyết định sau khi có sự nghiên cứu.

     Một quan điểm gần như giống hệt với quan điểm nói trên được biểu thị khi người ta cho rằng phán đoán khoa học, hiểu theo nghĩa thông thường của từ này, phát biểu những sự kiện theo trình tự về thời gian và sự đồng tồn tại trong không gian. Hễ khi nào chúng ta giải quyết những mối quan hệ thuộc loại này thì hiển nhiên là một sự hiểu biết về một điều kiện hoặc một bộ phận này có tác dụng hướng dẫn và kiểm tra điều khẳng định về sự tồn tại và tính chất của một điều kiện hoặc một bộ phận khác. Nhưng người ta lại cho rằng phán đoán đạo đức giải quyết những hành vi vẫn còn chưa thực hiện. Do đó, trong trường hợp này, ý nghĩa độc trung của phán đoán đạo đức chỉ được tìm thấy trong những đặc tính tồn tại sau đó và bằng cách phán đoán. Vì lý do này mà phán đoán đạo đức thường được cho là siêu việt hóa bất cứ điều gì được tìm thấy trong kinh nghiệm đa xảy ra rồi và do đó, một lần nữa, cố gắng kiểm soát một phán đoán đạo đức bằng những phán đoán khác tức là loại bỏ đặc tính đạo đức riêng biệt của nó. Tương ứng với quan niệm này là niềm tin phổ biến coi phán đoán đạo đức có liên hệ với những thực tại ở đó tự do bị can dự theo cách bất kỳ sự kiểm soát nào bằng lý luận đều là không thề. Sự phán đoán được coi là dựa trên không phải những dữ kiện khách quan mà dựa trên sự lựa chọn độc đoán hoặc ý chí được bày tỏ bằng sự tán thành hoặc phản đối theo cách nào đó.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Khả năng xảy ra sự kiếm soát lo-gich những phán đoán đạo đức

     Trong khi xem xét khả năng này, chúng ta gặp phải, như vừa được chỉ ra. một sự khẳng định rằng trong ngay chính bản chất của ứng xứ có điều gì đó ngăn cản việc sử dụng các phương pháp của lô-gich theo cách các phương pháp này được sử dụng trong những lĩnh vực được thừa nhận khác của nghiên cứu khoa học.

Khả năng xảy ra sự kiếm soát lo-gich những phán đoán đạo đức

     Sự phản bác này hàm ý rằng phán đoán đạo đức có tính chất là người ta không thế rút ra một cách có hệ thống từ mỗi phán đoán bất cứ điều gì có tác dụng hỗ trợ và đảm bảo chắc chắn sự hình thành những phán đoán khác. Xét về mặt lô-gich, sự phản bác này phủ nhận tính liên tục của kinh nghiệm đạo đức. Giả sử có tồn tại một tính liên tục như vậy, thì mọi phán đoán đều được giải quyết theo cách biến nó thành một công cụ hữu thức để hình thành những phán đoán khác. Sự phù nhận tính liên tục của kinh nghiệm đạo đức xuất phát từ niềm tin cho rằng cơ sờ và nguyên tắc chứng minh của phán đoán đạo đức được tìm thấy trong những khái niệm siêu nghiệm [transcendental], tức những sự cân nhắc không có nguồn gốc từ cách giải quyết của kinh nghiệm xét như nó được đánh giá theo chính bản thân nó, mà những sự cân nhắc ấy mang một ý nghĩa độc lập với cách giải quyết của kinh nghiệm hiểu theo nghĩa thông thường.

     Việc khẳng định sự bất tương ứng lô-gich như vậy đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều có nguyên nhân từ hầu như một sự tiền giả định giống hệt nhau. Có một cách đặt vấn đề, ấy là phán đoán đạo đức là có tính chất trực tiếp [immediate] và trực giác [intuitive]. Nếu điều này là đúng, vậy thì một phán đoán đạo đức không thế được coi là một kết luận; và do đó không thế có vấn đề của việc đặt nó vào trong các mối quan hệ có trật tự về lý luận (hoặc lô-gich) với những phán đoán tương tự khác. Một phán đoán đơn thuần mang tính chất trực tiếp, do bản chất của trường hợp đó, sẽ không có khả năng hoặc sửa chữa bằng lý luận hoặc được vận dụng V ào lý luận. Quan điểm này tim thấy sự diễn đạt trong sự nhận thức phố biến cho rằng phán đoán khoa học được dựa trên sự suy luận, trong khi đó các giá trị đạo đức lại bắt nguồn từ một quan năng tách rời, tức là từ lương âm, với những tiêu chuẩn và phương pháp riêng không tuân theo sự gián sát của lý luận.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc dich cua giao duc, chuc nang cua giao duc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thiên hướng của mỗi phán đoán được đưa ra

     Thái độ của chúng ta trở nên mang tính khoa học chừng nào chúng ta nhìn theo cả hai hướng đối với mọi sự phán đoán đã được đưa ra; thứ nhất, kiểm tra hoặc trắc nghiệm tính hợp thức của một phán đoán trong mối quy chiếu tới khả năng đưa ra những phán đoán khác chắc chắn hơn mà phán đoán này có mối liên hệ chặt chẽ; thứ hai, ấn định nghĩa (hoặc ý nghĩa) của nó trong mối quy chiếu tới việc sử dụng nó để đưa ra những phát biểu khác. Sự xác định tính hợp thức[của một phát biểu] trong mối quy chiếu tới khả năng đưa ra những phát biểu khác mà phát biểu này phụ thuộc vào và sự xác định ý nghĩa [của một phát biểu] trong mối quy chiếu tới sự tất yếu phải đưa ra những phát biểu khác mà phán đoán này cho phép chúng ta làm điều ấy, là hai dấu hiệu phân biệt thủ tục mang tính khoa học.

Thiên hướng của mỗi phán đoán được đưa ra

     Chừng nào chúng ta tham gia vào thủ tục này, chừng đó chúng ta coi mỗi hành động phán đoán riêng biệt của mình không phải như là tồn tại độc lập và tách rời, mà như một hệ thống tương liên, trong đó mỗi sự khẳng định đều cho phép chúng ta đưa ra những sự khẳng định khác (những sự khẳng định này phải được suy luận cẩn thận bởi vì chúng cấu thành [nghĩa] của mỗi một sự khẳng định riêng biệt) và chúng ta chỉ có quyền đối với mỗi một sự khẳng định riêng biệt dựa vào những sự khẳng định khác (để cho chúng buộc phải được tìm kiếm theo cách thận trọng). ‘Tính khoa học” xét như được dùng trong bài viết này như vậy có nghĩa là khả năng xác lập một trật tự của những phán đoán sao cho mỗi phán đoán khi được hình thành thi nó có tác dụng xác định những phán đoán khác, bằng cách ấy đảm bảo việc kiểm soát sự hỉnh thành của những phán đoán.

     Một quan niệm như vậy về “tính khoa học” sẽ nhấn mạnh lô-gich nội tại của một sự tra vấn hơn là nhấn mạnh hình thức riêng biệt của kết quá tìm tòi, có tác dụng ngăn ngữa một số ý kiến phản đối lập tức xảy ra khi nào có sự nhắc tới một khoa học về úng xử. Nếu quan niệm này không được nhấn mạnh, thuật ngữ “tính khoa học” rất dễ gợi sự liên tưởng tới tri thức quen thuộc với chúng ta nhất trong những vấn đề thuộc khoa học tự nhiên; và do đó tạo ra cảm tường rằng người ta đang tìm cách quy giàn những vấn đề của ứng xử vào trong hình thức giống với khoa học tự nhiên hoặc gần giống với toán học. Nhưng bài viết này có ý định đưa ra sự so sánh về phương pháp tra vấn chứ không đưa ra sự so sánh về sàn phẩm cuối cùng. Song, mặc dù cách giải thích nói trên có thế loại trừ trước những sự phản đối nào đó, song trong tình hình tranh luận hiện nay cách giảithích này còn lâu mới loại bỏ được mọi sự phản đối và bằng cách ấy tìm được một cách nhìn tự do và cởi mở. Quan điếm nói trên tuyệt đối không có ý định quy giản sự phát biểu về những vấn đề của ứng xử vào trong những hình thức tương tự của khoa hục tự nhiên. Nhưng nó đồng thời cũng tuyên bố rõ rằng một sự tương đồng về quá trình lô-gich trong cả hai trường hợp. Điều khẳng địnhnày nhất định sổ gặp phải sự bác bi) gay gắt và dứt khoát. Vì thế, trước khi dưa ra lô-gich của khoa hục đạo đức, sỗ lả cần thiết nếu bàn lới những ý kiến phản dối khăng định một sự bát tương ứng nội tại giữa phán đoán đạo đức và phán đoán của khoa học tự nhiên và do đó từ sự kiểm soát hoạt động phán đoán ở trường hợp thứ nhất [khoa học tụ nhiên] hoàn toàn không có cơ sờ để suy ra sự kiểm soát tương tự ở trường hợp thứ hai [khoa học đạo đức].


Đọc thêm tại: http://timhieugiaoduc.blogspot.com/2015/07/su-dung-thuat-ngu-tinh-khoa-hoc.html


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sử dụng thuật ngữ “tính khoa học”

    Để bắt đầu xem xét thuật ngữ “khoa học”được dùng trong bài viết này, sẽ là có ích nếu nhắc lại quan điểm quen thuộc coi khoa học là một tập hợp tri thức được hệ thống hóa. Cụm từ “tập hợp tri thức được hộ thống hỏa” có thế được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Sử dụng thuật ngữ “tính khoa học”

     Nỏ có thế chi rõ một thuộc tính bên trong những sự kiện đã được sắp xếp, độc lập vỏi những cách thức trong đó những sự kiện đó đã được chấp nhận là những sụ- kiện và độc lập với cách thức người ta tìm ra cách sắp xếp chúng. Hoặc nó có thế nghĩa là những hoạt động tinh thần của sự tìm kiếm những sự kiện và tập hợp chúng lại dưới hình thức nhất quán: quan sát, mô tả, so sánh, suy luận, thí nghiệm và trác nghiệm. Thuật ngữ “tính khoa học” nôn bao gồm cả hai nghĩa nói trên. Nhưng bởi vì thuộc tính I tĩnh I của sự sáp xép lại phụ thuộc vào những quá trình |dộng| diễn ra trước đó, vì thế cần làm rõ sự phụ thuộc như vậy. Trong khi sử dụng thuật ngữ “tính khoa học” chúng ta trước hét cồn nhấn mạnh tới những phương pháp, rồi sau đó lànhững kết quả thông qua mối quy chiếu tới những phương phápXét như được sử dụng trong bài viết này, “tính khoa học” nghĩa là rừng phương pháp chính quy của sự kiểm soát sự hình thành những phán đoán về nội dung nào đó.

    Sự chuyển tiếp từ một thái độ suy nghĩ bình thường sang một độ suy nghĩ khoa học đồng nhất với việc chấm dứt coi những điều nào:ó là đương nhiên đúng và bắt đầu một thái độ phê phán hoặc tra vấn trắc nghiệm. Sự biến đối này có nghĩa là niềm tin nào đỏ và những phá:5 điều đi kèm với nó không còn được coi là tự nó đầy đủ và tự nó hoàn chỉnh, nhưng được coi như là những kết luận.Coi một phát biểu như là mi) kết luận nghĩa là (1) cơ sở và căn cứ của nó nằm ờ bên ngoài bản thân ni. Sự tự quy chiếu vượt ra ngoài phạm vi bản thân này buộc chúng ta tìm những sự khẳng định trước đó đã buộc phải có để tạo ra phát biểu này, tức làdựa vào sự tra vấn. Với tính chất như vậy, những phátcó trước đã được xem xét trong mối quy chiếu tới các mối liên quan hoặc ý nghĩa của chúng trong sự xác định một phát biểu tiếp theo nào đó, là một hệ quả tất nhiên [consequent]. về mặt lô-gich, nghĩa và ý nghĩacủa một phát biểu đã cho nằm ở trong những phát biểu khác được chúng ti tin tưởng dùng để đưa ra phát biểu đang nói tới. Như vậy, chúng ta buộc phải lập luận, tức đưa ra những điều khẳng định mà mỗi một điều khắng định hoặc mỗi một quan điểm riêng biệt đều cho phép chúng ta tin tưởng vì có quyền đưa ra những khẳng định. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục tiêu của giáo dục, khoa hoc giao duc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vị trí của các môn khoa học trong nhà trường

Một điểm thuộc về lợi ích chung của khoa học giáo dục và triết học giáo dục có liên quan tới vị trí của các môn khoa học trong nhà trường, đặc biệt là vị trí của những thói quen hình thành thái độ nhận thức và phương pháp khoa học.

Vị trí của các môn khoa học trong nhà trường

Khoa học đã từng phải tranh đấu chống lại những ké thù ngoan cố để giành được sự công nhận trong chương trình học.

 Hiểu theo nghĩa hình thức, khoa học đã giành được chiên thẳng trong cuộc tranh đấu này, song chưa phải là chiến thẳng hiểu theo nghĩa thực chất. Bởi nội dung khoa học vẫn hầu như bị cách ly như là một khối những sự kiện và chân lý riêng biệt. Thắng lợi sẽ chi trọn vẹn khi mọi môn học và bài học đươc dạy trong mối liên kết với mối quan hệ giữa nó với sự hình thành và trưởng thành của khả năng quan sát. tìm tòi, suy nghĩ và trắc nghiệm: cốt lõi của trí thông minh khoa học.

Triết học thực nghiệm hòa làm một với tinh thần đích thực của một thái độ khoa học trong cố găng giành cho phương pháp khoa học cái vị trí trung tâm nói trên trong giáo dục.

Rút cục khoa học và triết học giáo dục có thề và nên hợp tác với nhau để khắc phục sự phân lìa giờ đãy đang tác động tới cả giáo dục lăn xã hội một cách quá ư nghiêm trọng và tai hại: sự phân lìa giữa nhận thức và hành đông giữa lý thuyết và thực hành.

Quả thực sẽ không phải là quá khi nói rằng tạo ra một cuộc hôn phổi hạnh phúc giữa lý thuyết và thực hành rút cục là ý nghĩa quan trọng bậc nhất của một môn khoa học và một triết hục giáo dục hợp tác với nhau vì những mục đích chung.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Triết học duy nghiệm thực dụng và khoa học

     Như vậy, tôi đang quay lại vấn đề của sự liên minh giữa (một bên là] triết học duy nghiệm thực dụng và một bên là khoa học để chống lại một triết học về những chân lý lẫn những nguyên tác được cho là đứng cao hơn bất kỳ chân lý và nguyên tắc nào có thể được chứng minh bằng những phương pháp duy nghiệm của khoa học, và đồng thời cũng đề chống lại quyền uy giáo điều, tập tục, lề thói rập khuôn và sức ép từ hoàn cảnh trước mắt. 

Triết học duy nghiệm thực dụng và khoa học

    Khoa học được vận dụng vào lĩnh vực giáo dục có ít giúp xác định chắc chắn những sự kiện thực tế, và có thế khái quát trên cơ sở của các mối quan hệ nhân quả. Khoa học tự nó không thể tự định giá trị của hệ quá ngay cả hệ quả từ sự vận dụng tốt đẹp nhất những phương pháp kinh tế hiệu quả xét như là nguyên nhân của kết quả được . Hệ quả phải được đánh giá dưới ánh sáng của những gì chúng ta nhận thức về những vấn đề xã hội, những điều ác và những nhu cầu xã hội. Không có sự nhận thức về những điều kiện có thực và những mối quan hệ nhân quả thì mọi giá trị được đặt ra như là mục đích đều là những lí tưởng suông hiểu theo nghĩa trong đó “lý tường” nghĩa là không tưởng, không có phương tiện để thực hiện lý tưởng ấy.
Tôi sẽ đề cập hai hoặc ba vấn đề trong đó triết học và khoa học có nhu cầu hợp tác đặc biệt mật thiết. Bởi vì phương pháp khoa học phụ thực vào những kinh nghiệm được kiểm soát trực tiếp bằng thực nghiệm, cho nên mọi sự vận dụng quan điểm khoa học vào trong triết học sẽ nhấn mạnh nhu cầu về loại kinh nghiệm như thế trong nhà trường, xét như đối lập lại với sự đơn thuần sờ đắc kiến thức được làm sẵn và được cung cấp biệt lạp với kinh nghiệm của học sinh. Cho đến nay, sự hợp tác đó sẽ phù hợp với điều được gọi là trào lưu “tiến bộ” trong giáo dục. Nhưng sự hợp tác này sẽ là một sự ảnh hưởng góp phần chống lại mọi khuynh hướng có thế diễn ra trong nền giáo dục tiến bộ ấy là sự coi nhẹ tầm quan trọng của tính liên tục của kinh nghiệm được tạo ra và tầm quan trọng của sự tổ chức. Nếu khoa học giáo dục trên nền tảng của chính nó và nhân danh bản thân nó không đề cao nội dung chửa đựng trong nó triển vọng và sức mạnh của sự tăng trưởng liên tục theo hướng có tổ chức, khi ấy khoa học giáo dục sẽ phản bội ngay chính lập trường được coi là mang tính khoa học của nó. Trong khi hợp tác với một triết học giáo dục, khoa học giáo dục có thế đem lại sự giúp đỡ vô giá ấy là đảm bảo sao cho nội dung được chọn phải phát triển tăng tiến đi tới sự hình thành những thải độ nhận thức về thế giới trong đỏ học sinh và người thầy đang sống và đi tới sự hình thành những kiểu mục đích, ham muốn và hành động sẽ giúp cho học sinh đối phó hiệu quả với những điều kiện xã hội.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

ứng dụng của khoa học tự nhiên đã tạo ra sự khác biệt

    Hiện nay nhu cầu về sự làm sáng tỏ một cách có hệ thống như vậy, là đặc biệt cấp bách. Những ứng dụng của khoa học tự nhiên đã tạo ra sự khác biệt to lớn trong những mối quan hệ của con người. 

ứng dụng của khoa học tự nhiên đã tạo ra sự khác biệt

     Chúng đã cách mạng hóa phương tiện sản xuất và sự phân phối hàng hóa và dịch vụ. Chúng cũng tạo ra một sự thay đôi lớn trong lĩnh vực truyền thông và trong tất cả những phương tiện gây ảnh hướng tới công luận mà hành động chính trị phụ thuộc vào đó. Hơn bất cứ mọi sự ảnh hưởng hoặc những khuynh hướng ảnh hưởng nào khác, những ứng dụng đó quyết định những điều kiện trong đó con người chung sống với nhau, hành động, hạnh phúc và đau khả. Mặt khác, chủng đã tạo ra những cộng đồng ở trong tình trạng thay đối nhanh chóng. Ở bất cứ nơi nào sự ứng dụng của khoa học được nhận ra, những mối quan hệ của con người đã không còn mang tính chất bất biến nữa. Những hình thái cũ đã bị xâm phạm và thường là bị suy yếu: trong gia đình, trong chính trị và thậm chí trong những thỏi quen đạo đức và tôn giáo hoặc trong lĩnh vực hẹp hơn của những hình thái kinh tế. Hầu như mọi vấn đề xã hội hiện nay đều có nguồn gốc từ đày. Rút cục, những mục đích và giá trị đã được hình thành ở thời kỳ tiền-khoa học và những định chế có sức ảnh hưởng to lớn đã được hình thành trong cùng thời kỳ đó, vẫn tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng. Cuộc sống của con người, trên phương diện cá nhân lẫn tập thế, bị xáo trộn, rối loạn và xung đột.
Hoặc những phương tiện của giáo dục sỗ cố tình bỏ qua sự tình này và nhà trường sẽ đi theo con đường của riêng nó, nhà trường sẽ hầu như tự giới hạn nó vào việc cung cấp kiến thức và những hình thái kỹ năng được chuẩn mực hóa xét như là những mục đích tự thân, những kiến thức và kỹ năng đỏ chi được thay đối do nhượng bộ những áp lực xã hội nhất thời, hoặc những phương tiện của giáo dục sẽ nhìn thẳng vào vấn đề của mối quan hệ giữa [một bên là] nhà trường-giáo dục và [một bên là] những nhu cầu và tiềm năng của tình huống xã hội. Nếu giáo dục nhìn tháng vào vấn đề này, khi ấy sẽ nảy sinh những vấn đề của sự điều chinh lại vật liệu của chương trình học, phương pháp truyền đạt và tổ chức xã hội của trường học. Một triết học giáo dục không thế đưa ra cách giải quyết một làn cho mãi mãi những vấn đề nói trên. Nhưng triết học giáo dục có thế tông nhận thức về bản chất của những vấn đề này và có thế cung cấp những gợi ý có giá trị về những hướng đi duy nhất trong đó những vấn đề này có thể được giải quyết một cách thỏa dáng. Người quán lý và những thầy có giáo ấp ủ những ý tưởng thì họ đều có thể kiểm chứng và phát triển chúng trong công việc thực tế của mình để cho bằng sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, triết học giáo dục sẽ là một điều sống động và liên tục triển diễn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc dich giao duc, khoa học giáo dục

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

khoa học là một đồng minh của một triết học

Trong vấn đề nói trên của mối liên hệ giữa cái được biết và giá trị thì khoa học là một đồng minh của một triết học duy nghiệm chống lại những triết học tuyệt đối [absolute philosophies] là những triết học tuyên bố rằng chân lý vĩnh cứu bất biến được nhận thức bằng những phương tiện và những phương pháp độc lập với khoa học. Sự phản đối lụi lộp trưởng này không chỉ đơn thuần liên quan đến lý luận. Sự phản đối liên quan đến thực tiễn nhằm vào lập trường này là, lập trường này cung cố sự cầu viện đến quyền uy và khuyến khích những tranh cãi không thế giải quyết được bằng sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu và chứng minh được tìm ra trong khoa học. Sự lựa chọn còn lại duy nhất là sử dụng sự cường bách và vũ lực, một cách hoặc công khai hoặc che đậy bằng việc quay lụi với tập tục và những định chế xét như chúng vừa hay dang tồn tại. Hiện nay không hề có mối de dọa lớn nào ớ sự hồi sinh dang tẩn tới rất mạnh ở một số khu vực xét như là một lý luận triết học của các triết học Hy Lạp cổ đại và thời Trung đại về những nguyên tắc vĩnh cửu đầu tiễn. Bao giờ cùng có mối de dọa ở chỗ các triết học như vậy sẽ gây ảnh hưởng trong thực tiễn ở chỗ chúng cúng cố quyền uy xx hội đã được xác lập, ấy là cái quyền uy được thực thi nhân danh sự duy trì.

khoa học là một đồng minh của một triết học

Chống lại mối đe dọa này, một triết học thực nghiệm liên minh chặt chẽ với những phương pháp được khoa học tự nhiên sử dụng để đi đến những chân lý được đảm bảo [warranted truths].
Triết học giáo dục không phải là một tay họ hàng nghèo của tót học nói chung, cho dù nó thường bị đối xử như vậy bởi ngay chính những triết gia. về cơ bản, triết học giáo dục là phương diện quan trọng bậc nhấtcủa triết học. Bởi vì thông qua những quá trình giáo dục mà con người có được tri thức, đồng thời những quá trình giáo dục này không chấm dứt sự đơn thuần sở đắc tri thức và những hình thái kỹ năng liên quan. Quá trình giáo dục cố gắng tích hợp tri thức thu được thành những khuynh hướng thái độ bền vững. Sẽ không phải là quá khi nói rằng giáo dục là phương tiện nổi bật độc nhất được dùng để tạo ra sự kết hợp giữa tri thức và những giá trị thực sự gây ảnh hưởng trong ứng xử thực tế. Sự khác biệt giữa cái làm giáo dục chịu ảnh hưởng của một triết lý có cơ sở vững chắc và các làm giáo dục không chịu sự ảnh hưởng như vậy là sự khác biệt giữa giáo dục được thực hiện bàng một quan niệm rõ rằng về những mục đích hiểu theo cách giáo dục ấy gây ảnh hưởng tới những kiểu ham muốn và mục đích phải được tạo ra, và một nền giáo dục được thực hiện một cách mò nẫm, chịu sự chi phối của tập tục và truyền thống mà trước đó đã không lược khảo sát hoặc để đối phó với những sức ép xã hội nước mắt. Sự khái biệt này không xảy ra bởi vì tính chất quan trọng nội tại ở điều được gọi lén là triết học, mà bởi vì mọi nỗ lực làm sáng tỏ những mục đích phải đạt lược đều liên quan đến triết học chừng nào nỗ lực ấy tiếp tục tồn tại.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc tieu giao duc, giao duc hoc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS