Được tạo bởi Blogger.
RSS

Tính cách là gì?

     Thuật ngữ “hữu thức” phân biệt một kiểu phán đoán riêng biệt. Trong mọi trường hợp của phán đoán cá nhân bao giờ cũng có một hành động; và bất luận trường hợp nào thì hành động đều là một sự biểu hiện của mối quan tâm và do đó là sự biểu hiện của thói quen, và rút cục là sự biểu hiện của toàn bộ thói quen và tính cách. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự liên quan của tính cách vẫn chỉ là một sự tiền giả định.

Tính cách là gì?

     Không nhất thiết phải lưu ý tới nó. Tính cách là bộ phận của những điều kiện thực tế của sự hình thành một phán đoán; song nó không phải là bộ phận của những diều kiện lô-gich, và do đó nó không được yêu cầu tham gia vào một nội dung – tức một sự hình thành đối tượng một cách hữu thức trong phán đoán. Coi tính cách là một điều kiện thực tế thay vì là một điều kiện lô-gich có nghĩa là mặc dù nó là cần thiết cho mọi phán đoán, song chẳng có một hành động phán đoán nào cần đến nó hơn một hành động phán đoán khác. Tính cách tác động tới mọi phán đoán theo cùng một cách; và tính chất liên quan không thiên vị này tương ứng với sự không liên quan gì hết tới sự đúng hoặc sự sai của phán đoán cụ thể. Trong những trường hợp như vậy, phán đoán bị điều khiển bởi mối quy chiếu tới những điều kiện mang một đặc tính khác với những đặc điểm của tính cách; những dữ kiện của lúc ấy được đánh giá theo những đối tượng có trật tự hoặc đặc tính giống hệt chúng. [Khi ấy] không những không có sự tham gia hữu thức của mối quan tâm và khuynh hướng vào trong nội dung của phán đoán, mà còn có sự ngăn cản, sự kiềm chế rõ rệt toàn bộ những yếu tố từ phía người phán đoán. Nhìn bằng quan điểm của những phán đoán thuộc kiểu này, những yếu tố như vậy bị coi là đơn thuần mang tính chất lô-gich chủ quan và do đó chúng là những yếu tổ cản trở sự đạt tới sự thật. Hoàn toàn không phải là sự nghịch lý khi nói rằng bản thân hoạt động của người phán đoán cũng ngắn không cho chính hoạt động này gây bất kỳ sự ảnh hưởng nào tới vật liệu của phán đoán. Do đó, bằng những phán đoán như vậy mà các đối tượng “bên ngoài” được xác định, hoạt động của người phán đoán được duy trì trong tình trạng hoàn toàn trung lập hoặc độc lập với cái quy chiếu của bản thân nó. Quan niệm tương tự cũng được thấy khi người ta cho rằng sự hoạt động của động cơ và tính cách có thế được tiền giả định, và sau đó không cần quan tâm tới chúng, nếu nhu chúng hoạt động theo cách không thay đổi và vì thế mà đối tượng cụ thể hoặc nội dung phán đoán là gì là điều không gây ra sự khác biệt.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: mục tiêu giáo dục, giáo dục học

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sử dụng hệ thống khoa học có tổ chức

     Để sử dụng hệ thống khoa học có tổ chức, chúng ta không chỉ buộc phải tìm thấy một động cơ thực hành, mà một động cơ tương tự cũng phải được tìm ra nếu muốn sử dụng hệ thống đó đúng mục đích và thích đáng. Giá trị lô-gich của mọi định đề tri thức, ý nghĩa lô-gich riêng biệt oa nó xét như được phân biệt với sự tồn tại đơn thuần của lý tính, phụ thuộc vào những mối quan tâm thực hành và rút cục phụ thuộc vào những mối quan tâm đạo đức.

Sử dụng hệ thống khoa học có tổ chức

     Mối quan tâm này phải có tính chất cho nó không chỉ thôi thúc cá nhân có hành động phán đoán, mà nó còn khuyến khích cá nhân phán đoán một cách có phê phán, trong khi đó tận dụng mọi sự thận trọng cần thiết và tận dụng tất cả những nguồn lực có sẵn để đảm bảo kết luận đưa ra có xác suất đúng lớn nhất. Để cho hệ thống khoa học (“khoa học” được hiểu như là một nội dung tri thức có hệ thống”) có giá trị lô-gich nó tuyệt đối phụ thuộc vào một mối quan tâm đạo đức: mục đích phải thành thật và phán đoán phải trung thực. Nếu loại bỏ một mối quan tâm như vậy hệ thống khoa học sẽ trở thành một đối tượng thẩm mỹ thuần tuý nó có thế đánh thức sự phản ứng cảm xúc để duy trì sự hài hoà vì cân bằng nội tại của khoa học, song nó chẳng có bất kỳ ý nghĩa lô-gich nào cả. Nếu chúng ta giả sử, một lần nữa, đây là một trường hợp của sự nhận dạng bệnh sốt thương hàn, thì những mối quan tâm nghề nghiệp, xã hội và khoa học của người bác sĩ mới là cái dẫn dắt ông ta phải lo lắng và khổ não để thu thập mọi dữ kiện có liên quan đến sự hình thành phán đoán, và ông ta phải cân nhắc một cách đủ thận trọng để vận dụng những công cụ cần thiết của sự giải thích. Nội dung tri thức chỉ có thêm một chức năng lô-gich nhờ có một động cơ cụ thể nằm bên ngoài nội dung ấy xét đơn thuần như là nội dung, song động cơ này hoàn toàn gắn liền với nội dung tri thức đó trên phương diện chức năng lô-gich.

    Nếu công dụng của tài nguyên khoa học, của phương pháp quan sát và thí nghiệm, của những hệ thống phân loại v.v. trong việc điều khiển hành động phán đoán (và do đó ấn định nội dung của phán đoán) phụ thuộc vào mối quan tâm và sự sắp đặt của tình huống, thế thì chúng ta chỉ cần làm rõ sự phụ thuộc đó, và cái được gọi là phán đoán khoa học sẽ dứt khoát xuất hiện như là một phán đoán đạo đức. Nếu người bác sĩ [trong ví dụ ở trên] bất cẩn và tùv tiện bởi vì ông ta quá lo lắng tới việc phải hoàn thành công việc hoặc nếu ông ta để cho nhu cầu tiền bạc ảnh hướng tới cách phán đoán của mình, chúng ta có quyền nói rằng ông ta đã thất bại cả trên phương diện lô-gich lẫn trên phương diện đạo đức. Trên phương diện khoa học, ông ta đã không sử dụng những phương pháp có sẵn để điều khiển hành động phán đoán của mình để cho nó có sự chính xác tối đa. Nhưng lý do của sự thất bại lô-gich này lại nằm ở thói quen hoặc khuynh hướng của chính ông ta. Nói ngắn gọn, những định đề phổ biến hoặc những điều phổ quát của khoa học chỉ gây tác dụng thông qua sự trung gian của những thói quen và khuynh hướng động năng của người có hành động phán đoán. Chúng không có cách làm riêng [modus operandi].


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hành động phán đoán khoa học

     Trong chừng mực phán đoán khoa học được đồng nhất với một hành động, thì sẽ không còn bất cứ suy luận tiễn nghiệm nào để vạch ra một sự phân biệt giữa lô-gich của vật liệu của các môn khoa học đã được thừa nhận và lô-gich của ứng xử. Như vậy, chúng ta được tự do triển khai miễn là chúng ta có thể tìm thấy bất cứ một cơ sở xác thực nào. Cơ sở xác thực ấy nằm ở sự thừa nhận rằng hoạt động phán đoán không tồn tại chung chung, mà nó mang tính chất như thế nào đẩy đề đòi hỏi phải có một sự quy chiếu tới một điềm xuất phát ban đầu và điểm kết thúc cuối.  

Hành động phán đoán khoa học

     Hành động phán đoán không đơn thuần là một kinh nghiệm năng động chung chung, mà nó là một trải nghiệm đòi hỏi phải có động cơ cụ thế. Nhất thiết phải có sự kích thích nào đó đang vận động để khiến cho một người bị thôi thúc phải thực hiện một hành động theo cách thế này chứ không theo cách thế khác. Tại sao con người ta lại tham gia vào cái công việc đặc biệt được chúng ta gọi tên là [phán đoán]? Có thế hình dung rằng một hoạt động nào đó khác [lúc ấy] đang diễn ra – cưa xẻ gỗ, vẽ tranh, đầu cơ lúa mỳ trên thị trường trách mắng ai đó. Chắc hẳn phải có một cái gì đó nằm bên ngoài sự tập hợp hoàn chỉnh và chính xác nhất những định đề tri thức, văn minh cái [điều gì đó] ấy đã khuyến khích một người bắt đầu có hành độn nhận đoán chứ không phải là hành động theo đuổi nào đó khác. Khoa học cung cấp những điều kiện để sử dụng cho hoạt động phán đoán hiệu quả nhất, nếu như người ta có ý định làm điều đó. Nhưng điều này lại tiền giả định cái [Nếu]. Không hệ thống lý thuyết nào có thể giải quyết được điều sau: một cá nhân tại một thời điểm cụ thể nào đó sẽ có hành động phán đoán chứ không làm điều gì khác. Chỉ có toàn bộ kế hoạch của sự ứng xét như nó tập trung vào những mối quan tâm của một cá nhân thì nó rất có thể cung cấp sự kích thích mang tính chất quyết định nói trên.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Khái niệm chứng minh sự thật hay ngụy biện

     Song, giả sử cả hai hành động lựa chọn nói trên đều được điều khiển bởi cùng một mục đích hoặc mối quan tâm, khi ấy tình huống sẽ diễn ra hoàn toàn khác. Trong trường hợp này, hoạt động mang tính thực nghiệm của sự kiểm chứng đồng thời cũng là sự tiếp tục của chính ý đồ được biểu hiện trong sự lựa chọn lần lượt chủ từ và vị từ. Hoạt động kiểm chứng này hoàn toàn không phải là một quá trình thứ ba, mà nó là hoạt động trọn vẹn mà ở phần trước chúng ta đã đề cập nó trên hai phương diện có tính chất bộ phận song mang tính điển hình. Sự lựa chọn ý nghĩa hoặc lựa chọn vị

Khái niệm chứng minh sự thật hay ngụy biện

     Từ bao giờ cũng được thực hiện trong mối quy chiếu tới trường hợp cá lẻ phải được giải thích; và sự hình thành của trường hợp khách quan thế ấy bao giờ cũng liên tục thay đổi màu sắc bởi quan điểm hoặc quan niệm được vận dụng cho trường hợp ấy. Mối liên quan lẫn nhau này chính là sự kiểm chứng hoặc sự trắc nghiệm liên tục được sử dụng đến; và mọi hoạt động kiểm chứng mang tính thực nghiệm nào trở nên hiển nhiên hơn thì điều đó nghĩa là những điều kiện là như thế nào đấy để cho quá trình kiểm chúng ấy được biến thành hoạt động công khai.

     Như vậy, tôi vừa thử chứng minh rằng nếu chúng ta chỉ hiểu phán đoán khoa học trong hình thức sau cùng của nó, tức là hình thức đồng nhất hóa hoặc phân biệt một bộ phận cá lẻ hóa của kinh nghiệm, khi ấy phán đoán [khoa học] được xem như là một hành động của sự phán đoán bản thân hành động xuất hiện trong sự lựa chọn và xác định chủ từ và vị từ, lẫn trong sự xác định giá trị của chúng [chủ từ và vị từ] trong mối quy chiếu hoặc trong mối liên quan lẫn nhau, và do đó phán đoán khoa học được xem như là phán đoán về hành động quyết định sự thật và tính hợp thức.

     Bởi vì trong quá trình bàn luận tôi đã sử dụng một thuật ngữ hầu như tự nó giải thích đầy đủ, và tôi đã đưa ra những phát biểu mà trong tình hình hoặc điều kiện hiện nay của tranh luận về lô-gich học, chúng sẽ dường như đòi hỏi phải được cổ vũ hơn là chúng đem lại sự cổ vũ. Tôi xin phép lưu ý rằng sức thuyết phục của luận cứ nằm ờ những vấn đề có thế được khẳng định bàng duy nghiệm. Sự thật hay sự ngụy biện của kết luận đạt được phụ thuộc vào hai khái niệm sau đây:

     Thứ nhất, mọi phán đoán trong sự tồn tại thực tế cụ thể của nó đều là một hành động của sự chú ý, và, giống như mọi sự chú ý, nó bao hàm sự hoạt động của một mối quan tâm hoặc một mục đích và sự bộc lộ của những thói quen và khuynh hướng động năng (những thói quen và động năng đó rút cục lại bao hàm sự điều chỉnh vận động) để phục vụ mối quan tâm đó. Do đó, mọi phán đoán đều bao hàm sự lựa chọn đối tượng của chú ý lẫn lựa chọn lập trường và phương thức của “thông giác” [apperceiving] hoặc diễn dịch. Thay đôi mối quan tâm hoặc mục đích thì vật liệu được lựa chọn (chủ đề của phán đoán) sẽ thay đổi, và quan điểm về vật liệu được lựa chọn đó (và do đó kiểu loại của vị từ) cũng thay đổi theo.

     Thứ hai, những phát biểu trừu tượng tổng quát hóa của khoa học đã phát triên lên từ những nhu cầu phải có những phán đoán cá lẻ hoặc những hành động của sự chú ý như vậy; chúng đã có hình thức hiện tại – tức chúng đã phát triển cấu trúc hoặc nội dung đặc trưng của mình — như là các phương tiện để cho phép cá nhân thực hiện phán đoán của mình một cách hiệu quả nhất; nghĩa là, hoàn thành mục đích theo cách chắc chắn và tiết kiệm nhất. Do đó, giá trị hoặc tính hợp thức của các khái niệm liên tục được kiểm chứng bằng cách đem ra vận dụng, và tùy thuộc vào sự thành công hay thất bại, chúng có đủ thẩm quyền của những nguyên tắc phố biển v.v. để có chức năng điều khiển mà bởi vì điều đó mà chúng mới được sinh ra.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: muc dich cua giao duc, chuc nang cua giao duc

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tính chất đặc thù và tính chất thực nghiệm của vấn đề

     Tính chất đặc thù, hoặc đúng hơn là tính chất duy nhất các phán đoán được tạo thành bởi sự quy chiếu chỉ định trực tiếp [immndiate demonstrative reference] của cái “Này” [ This]. Tính chất chỉ định này nghĩa là một sự lựa chọn ưu tiễn; nó là một vấn đề thuộc về hành vi. Hoặc, xét trên phương diện tâm lý học, phẩm chất giác quan chỉ trở thành mang tính cụ thể riêng biệt trong quá trình phản ứng vận động.

     Đỏ,xanh, nóng v.v. xét như là những sự trải nghiệm trực tiếp bao giờ cũng bao hàm sự điều chỉnh vận động quyết định tới chúng. Thay đổi kiểu điều chỉnh thì phẩm chất của kinh nghiệm cũng thay đối; giảm bớt sự điều chỉnh thì phẩm chất sẽ dần dần quay trở lại tính chất mơ hồ vô xác định. Nhưng sự lựa chọn bất kỳ cái “Này” đặc thù nào xét như chủ từ trực tiếp của phán đoán, lại không phải là độc đoán, mà nó phụ thuộc vào mục đích của mối quan tâm quan trọng hơn hết. Trên lý thuyết, mọi đối tượng có thể tri giác được hoặc mọi đặc tính hoặc yếu tố của bất kỳ đối tượng nào cũng đều có chức năng như là “Này” hoặc như là nội dung phải được xác định trong phán đoán. Xét một cách hoàn toàn khách quan, không có lý do gì để lựa chọn bất kỳ một khả năng này chứ không phải một khả năng khác trong số những khả năng vô tận. Nhưng mục tiêu được nghĩ trong đầu (nó dĩ nhiên tìm thấy sự biểu hiện trong vị từ của phán đoán) lại cung cấp một cơ sở để quvết định đối tượng nào hoặc yếu tố nào của đối tượng là hợp lô-gich. Như vậy, sự can dự của hành động lựa chọn là một bộ phận hữu cơ của thao tác lô-gich, chứ không phải là một sự cộng thêm vào mang tính thực hành độc đoán tùy tiện sau khi thao tác lô-gich đó đã hoàn tất. Bản thân mối quan tâm nào đưa chúng ta đến chỗ hình thành và lựa chọn cái phổ biến thì chính nó cũng dẫn chúng ta đến sự lựa chọn hiểu ngầm [ở trong đầu] những điều kiện hoặc vật liệu có liên quan đến cái phổ biến được đem ra sử dụng đó.

Tính chất đặc thù và tính chất thực nghiệm của vấn đề

     Tính chất thực nghiệm của mọi phán đoán đồng nhất hóa trong khoa học là điều ai cũng biết. Tính chất này quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có khuynh hướng bỏ qua ý nghĩa rất lớn của nó – sự cần thiết vô điều kiện của hoạt động công khai [overt activity] đối với sự toàn vẹn của quá trình lô-gich, hiểu theo nghĩa thông thường của từ này. Như chúng ta vừa thấy, một hành động đã xảy ra trong quá trình xác định đồng thời hai cái: [thứ nhất] là vị từ, tức ý nghĩa diễn giải, [thứ hai] là cái “Này”, tức sự kiện cần phải được đồng nhất hóa. Nếu cả hai hành động này không có mối quan hệ tương quan với nhau trong một ý đồ lớn hơn của sự thay đổi giá trị trong kinh nghiệm, khi ấy cả hai hành động sẽ đều mang tính tùy tiện; và việc chúng rút cục thích hợp với nhau hoặc thích ứng với nhau, sẽ chỉ là một phép màu. Giả sử bằng một hành động lựa chọn tùy tiện mà một người lại có thế tìm và nắm được một vị từ nào đó trong toàn bộ hệ thống của những thuộc tính khả hữu, đồng thời bằng một hành động lựa chọn khác, hoàn toàn độc lập về căn nguyên, anh ta lại có thế hiểu rõ được một bộ phận đã định sẵn từ toàn bộ lĩnh vực của tri giác-giác quan khả hữu, khi ấy sẽ chỉ là sự hoàn toàn ngẫu nhiên nếu như hai hành động lựa chọn này phù hợp với nhau, có ích cho nhau.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS