Được tạo bởi Blogger.
RSS

Mục tiêu của giáo dục có tính xã hội

     Có lẽ nhu cầu lớn nhất của và vì một triết học giáo dục tại thời điểm hiện nay là nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải làm rõ trong quan niệm và thực hiện hiệu quả bằng thực tiễn, rằng mục đích của giáo dục là có tính xã hội. Và tiêu chuẩn phải áp dụng đế đánh giá giá trị của thực tiễn trưởng học cũng có tính xã hội. Đúng là mục tiêu của giáo dục là sự phát triển tối đa những tiềm năng của cá nhân.

Mục đích của giáo dục có tính xã hội

Mục tiêu của giáo dục có tính xã hội


    Nhưng phát hiểu này đứng tách rời vẫn ngỏ lời giải đáp cho câu hỏi rằng dẫu là thước do đánh giá sự phát triển. Một xã hội của những cá nhân tự do trong đó tất cả bằng lao động của riêng mình đóng góp cho sự khai phóng và làm phong phú cuộc sống của người khác, chính là môi trường duy nhất dề mọi cá nhân có thế thực sự phát triển bình thường xứng với tầm của mình. Một môi trường trong đó một số người nào đó trên thực tế bị nô lệ, bị hạ thấp nhân phẩm, bị giới hạn, thì bao giờ cũng gây ra những điều kiện ngăn cản sự phát triển đầy đủ của ngay cả những ai tưởng như đang được hưởng tự do tuyệt đối đe tàng trưởng mà không bị cản trở.

      Có hai lý do nổi bật lý giải tại sao trong điều kiện của thế giới hiện nay một triết học giáo dục buộc phải coi mục tiêu xã hội của giáo dục là tín điều quan trọng bậc nhất. Thế giới đang được công nghiệp hóa nhanh chóng. Những nhóm đơn lẻ, những bộ lạc và chủng tộc trước đó từng tồn tại hoàn toàn không bị tác động bởi chế độ kinh tế của nền công nghiệp tư bản hiện đại thì giờ đây hầu như đều thấy rằng mọi mặt của đời sống đều bị ảnh hưởng dù tốt dù xấu và thường là xấu đi – bởi sự bành trướng của hệ thống này. Những gì Tiểu ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã báo cáo sau một nghiên cứu về người bản xứ tại các khu vực khai thác mỏ tại Nam Phi có thế đúng với các dân tộc trên khắp thế giới, với sụ thay đồi thích đáng về một số thuật ngữ sử dụng: “Sự đầu tư vốn của phương Tây vào các ngành công nghiệp của Nam Phi đã khiến cho người bàn xứ bị phụ thuộc vào lượng cầu của các thị trường trên thế giới đối với những sản phẩm do họ làm ra và những nguồn lực của lục địa của họ.”

     Trong một thế giới bị cuốn vào cuộc chạy đua điên rồ và thường là tàn nhẫn vì lợi ích vật chất bằng sự cạnh tranh liên tục, thì trường học phải có trách nhiệm bằng nỗ lực có tổ chức một cách thông minh và bền bi để trên hết phải phát triển ý chí hợp tác và tinh thần biết nhận ra ở mọi cá nhân khác một con người có quyền bình đẳng chia sẻ những thành quá văn hóa và vật chất của sự sáng tạo tập thế, của nền công nghiệp, của kỹ năng và tri thức của con người. Mục tiêu tối cao về trí tuệ và nhân cách này là có tính tất yếu vì những lý do khác chứ không phải vì để bù đắp cho cái tinh thần vô nhân đạo sinh ra từ sự cạnh tranh kinh tế và bóc lột. Nhất thiết phải chuẩn bị cho các thế hệ đến sau một xã hội kiểu mới nhân đạo và công bằng hơn mà nó chắc chắn sẽ xuất hiện, và nếu như nền giáo dục không chuẩn bị cho những trái tim và khối óc thì xã hội ấy chắc chắn sẽ gặp phải đủ những điều xấu xa nảy sinh từ những thay đổi xã hội do tác động của bạo lực.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS